101 Điều cần biết về Linh Vật Thương Hiệu - Brand Mascot
Trong Marketing, Linh vật thương hiệu được xem là hình tượng “nhân hóa” đại diện cho cá tính thương hiệu, mang màu sắc thương hiệu giúp nâng tầm trải nghiệm người dùng. Vậy linh vật thương hiệu là gì, lợi ích và phân loại ra sao, có những Case study thực tế nào hãy cùng A-Connection tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Linh vật thương hiệu là gì?
Linh vật thương hiệu (Brand Mascot) là một nhân vật hoặc một hình tượng đại diện cho một thương hiệu. Brand Mascot đóng vai trò là đại sứ của một công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong các chiến lược quảng cáo và marketing, linh vật thương hiệu thường được sử dụng để tạo điểm nhấn và tăng hiệu quả truyền thông cho chiến dịch.
Vai trò của linh vật thương hiệu
1. Tạo khác biệt, tăng sức cạnh tranh
Việc xây dựng và phát triển một mascot design mang màu sắc cá nhân và cá tính riêng có thể tạo được những ấn tượng mạnh mẽ để thương hiệu trở nên nổi bật với người tiêu dùng ở các buổi khai trương, sự kiện nhãn hàng hoặc các cửa hàng offline và thu hút sự chú ý của người dùng trên mạng xã hội.
Tìm hiểu Top 5 thương hiệu cafe nhượng quyền hot nhất hiện nay
2. Phương pháp storytelling hiệu quả cho doanh nghiệp
Linh vật thương hiệu được tạo ra nhằm mục đích tương tác thực tế với khách hàng như một người thật. Do đó, chúng có thể “thổi hồn” vào những thông điệp bình thường trở nên thu hút và nổi bật hơn bằng việc tương tác, nói chuyện với người dùng, từ đó “chấm phá” thêm những sắc màu mới mẻ cho thương hiệu, giúp thương hiệu khác biệt trong bối cảnh có quá nhiều thông điệp được mọi người cập nhật trên website, nền tảng xã hội.
3. Tạo liên kết cảm xúc
Thông thường, một thiết kế mascot sẽ mang hình ảnh hoạt hình đáng yêu, ngộ nghĩnh, tươi vui, thân thiện với công chúng. Đây là một trong những ý đồ của doanh nghiệp khi làm chiến dịch Character Marketing nhằm tạo ra liên kết cảm xúc, kết nối người với người, giữa nhãn hàng với người dùng. Từ đó, truyền tải những thông điệp mang theo tính cách thương hiệu, đồng thời trở thành cầu nối giữa nhãn hàng với người dùng, giúp kết nối, duy trì, thu hút, tương tác và chuyển họ từ người ủng hộ trở thành khách hàng thân thiết của nhãn hàng.
Tham khảo: Quy trình 5 bước Xây Dựng Thương Hiệu doanh nghiệp thành công
4. Chủ động và dễ dàng trong việc quản trị danh tiếng
Đa phần khi nhắc đến đại sứ thương hiệu, chúng ta thường nghĩ tới những người nổi tiếng hoặc người có sức ảnh hưởng trong một cộng đồng. Tuy nhiên, rủi ro khi sử dụng người nổi tiếng làm đại diện cho một nhãn hàng là rất cao. Vì mỗi con người đều sẽ có tính cách tốt xấu và sự thăng trầm trong cuộc sống, không một ai là hoàn hảo được. Còn đối với việc sử dụng linh vật thương hiệu giúp nhãn hàng hoàn toàn có thể chủ động trong việc kiểm soát tính tích cực hay tiêu cực của hình ảnh lẫn thông điệp mà linh vật thương hiệu đưa ra, từ đó hạn chế tối đa khủng hoảng truyền thông.
5. Tạo khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu
Các thương hiệu bán hàng hóa như áo thun, mũ,... tạo ra doanh thu đáng kể bằng cách sử dụng các linh vật thương hiệu của họ. Ví dụ: Disney kiếm tiền bằng cách đặt linh vật thương hiệu của họ là chuột Mickey lên các sản phẩm và nhượng quyền chia sẻ cho các bên khác. Các đơn vị nhượng quyền phân phối những hàng hóa này sẽ một phần đóng góp vào doanh thu của thương hiệu và giúp phổ biến sản phẩm hơn nữa.
Phân loại linh vật thương hiệu
1. Mascot nhân vật con người
Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy 21% logo Brand Mascot là nhân vật của con người. Điều này có thể là do tính tương đối phổ biến của con người, ngoài ra, các thương hiệu cũng cần ít thời gian hơn để kết nối với khán giả khi sử dụng con người làm Brand Mascot.
2. Mascot động vật
Loại hình Brand Mascot được sử dụng nhiều thứ hai là những con vật được nhân hóa. Động vật thường có ý nghĩa ẩn dụ đi kèm với chúng và chính ý nghĩa này dễ dàng thể hiện rõ tính cách thương hiệu. Các công ty sẽ sử dụng một con vật nhất định làm Brand Mascot của công ty; kết hợp các thuộc tính của con vật đó với chính đặc điểm thương hiệu của mình.
3. Mascot đồ vật
Trong một số trường hợp nhất định, các thương hiệu sẽ không dựa vào một thực thể sống nào mà thay vào đó, dựa vào các đồ vật được nhân hóa. Sẽ là khó khăn hơn một chút để nhân hóa các vật thể không phải là vật thể sống vì chúng không có các đặc điểm hoặc nguyên mẫu mong muốn. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có thể áp dụng bất kỳ đặc điểm nào của con người cho đối tượng mascot của mình.
Case Study: Một số linh vật thương hiệu nổi tiếng
KFC
Không giống như hầu hết các mascot khác, khuôn mặt của người đàn ông đã phát minh ra công thức bí mật của KFC chính là Brand Mascot của thương hiệu. Năm 1952, khuôn mặt của Đại tá Sanders đã được đưa vào một thiết kế logo cập nhật và trở thành một thành phần thiết yếu của thương hiệu. Logo của người sáng lập KFC, đã được sửa đổi sáu lần kể từ khi được giới thiệu.
Công ty đã thành công trong việc duy trì một bản sắc trực quan nhất quán trong khi bảo tồn các thành phần quan trọng trên khuôn mặt của Đại tá và có những thay đổi có thể dễ dàng nhìn thấy được để thích ứng với đặc điểm của ngành công nghiệp thức ăn nhanh.
Poppin’ Fresh
Poppin Fresh là một trong những linh vật đáng yêu nhất trong lịch sử dạo gần đây. Với chiều cao 8 và 3/4 inch, cậu bé nhào bột có nhân hình học là đứa trẻ này đã xuất hiện áp phích quảng cáo cho Pillsbury kể từ năm 1965.
Trong ba năm đầu tiên ra mắt, Doughboy đã có 87% yếu tố công nhận đối với người tiêu dùng. Sự nổi tiếng của hình tượng này vẫn tiếp tục trong những năm qua. Có thời điểm Doughboy nhận được 200 lá thư của người hâm mộ mỗi tuần và Pillsbury nhận được 1.500 yêu cầu chụp ảnh có chữ ký.
Tạm kết
Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện tại, bất thì thương hiệu nào cũng phải làm mới mình. Nếu doanh nghiệp bạn làm tốt trong việc tạo dựng linh vật thương hiệu, bạn đã sở hữu thêm cho mình một vũ khí sắc bén nữa để chinh chiến rồi đấy.
Xem thêm bài viết: https://a-connection.com.vn/tin-tuc/khong-nhung-thanh-cong-lon-trong-linh-vuc-thoi-trang-cac-ong-lon-con-lan-san-sang-kinh-doanh-ca-phe.html
- Cách quản lý hàng tồn kho thông minh cho doanh nghiệp nhỏ (26.09.2024)
- Làm thế nào để tận dụng tối đa diện tích kho chứa hàng? (26.09.2024)
- TOP 5 phương pháp quản lý kho hàng hiệu quả nhất hiện nay (24.09.2024)
- Làm thế nào để mở quán ăn vặt vỉa hè luôn đắt khách? (20.09.2024)
- Trung thu tại A-Connection: Trung thu cho nhân viên, tri ân và kết nối (18.09.2024)