Quy trình 5 bước Xây Dựng Thương Hiệu doanh nghiệp thành công
Một quy trình xây dựng thương hiệu nhất quán cho phép doanh nghiệp định hình thương hiệu của mình dưới sự kiểm soát.
Bài viết dưới đây, cùng A-Connection tìm hiểu 5 bước xây dựng thương hiệu hiệu quả được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất hiện này nhé.
Quy trình xây dựng thương hiệu là gì?
Quy trình xây dựng thương hiệu được hiểu đơn giản là một chuỗi các bước bạn cần thực hiện để nâng cao nhận thức về thương hiệu, cũng như xây dựng danh tiếng cho thương hiệu.
Quy trình này sẽ cực kỳ hữu ích cho những thương hiệu mới, tuy nhiên vẫn mang lại những tác dụng nhất định cho những doanh nghiệp lâu đời có nhu cầu tái định vị thương hiệu nhằm muốn thay đổi suy nghĩ của khách hàng về thương hiệu của mình.
Đọc thêm:Xây dựng thương hiệu là gì? Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu?
5 Bước trong quy trình xây dựng thương hiệu
Bước 1: Xây dựng tầm nhìn thương hiệu
Tầm nhìn thương hiệu là trạng thái mà thương hiệu cần đạt được trong tương lai, thường mang tính dài hạn. Sẽ trả lời cho câu hỏi: Sau 10 năm, 30 năm, 50 năm thương hiệu doanh nghiệp sẽ đạt được vị trí nào trên thị trường?
Trong quy trình xây dựng thương hiệu, tầm nhìn đóng vai trò trung tâm, điều phối và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Tầm nhìn giúp cho quá trình hoạch định chiến lược thương hiệu được dễ dàng hơn. Đồng thời giúp cho quá trình truyền thông được nhất quán, xuyên suốt. Trong phạm vi doanh nghiệp, tầm nhìn giúp cho từng cá nhân và bộ phận trong công ty sẽ phối hợp ăn ý hơn, chủ động gia tăng năng suất làm việc, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Những lưu ý về tầm nhìn thương hiệu:
Tầm nhìn thương hiệu thường gói gọn trong một câu ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa bao hàm cao, do vậy nó yêu cầu chuẩn xác về ngữ pháp, rõ ràng và dễ hiểu. Nên ít hơn 20 từ, thông thường sẽ là 1 hoặc 2 câu đơn.
Tầm nhìn nên phù hợp với năng lực thương hiệu, đừng đặt mục tiêu quá xa vời so với thực tế. Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp chiến lược thương hiệu của bạn kém hiệu quả.
Một tầm nhìn thiết thực là tầm nhìn thể hiện được vai trò của thương hiệu trên thị trường và đối với khách hàng.Tầm nhìn bắt buộc thể hiện được ba yếu tố sau: lĩnh vực, lợi ích và điểm khác biệt mà các doanh nghiệp khác chưa làm được
Đừng quên lắng nghe ý kiến của nhân viên vì suy cho cùng, một tầm nhìn thành công không thể thiếu sự hỗ trợ của nhân lực trong doanh nghiệp. Hãy cho họ thấy được vai trò và tầm ảnh hưởng của họ đối với thành quả chung của doanh nghiệp.
Bước 2: Xây dựng chiến lược thương hiệu
Xây dựng chiến lược thương hiệu doanh nghiệp cần phải trả lời các câu hỏi: Định vị thương hiệu là gì, tính cách thương hiệu như thế nào, nhân cách thương hiệu ra sao và kiến trúc thương hiệu sẽ được xây dựng như thế nào?
Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường. Doanh nghiệp có thể định vị theo chất lượng sản phẩm, giá trị, tính năng, mối quan hệ, đối thủ,...
Tính cách thương hiệu là những đặc điểm mà thương hiệu muốn được khách hàng nhìn nhận. Bao gồm uy tín, thân thiện, trách nhiệm,…
Nhân cách thương hiệu chính là tính “con người” của thương hiệu, thể hiện thông qua sự cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu về các vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh, các vấn đề về môi trường và xã hội…
Kiến trúc thương hiệu là một cấu trúc được xây dựng với mục đích tổ chức các thương hiệu nằm chung trong một danh mục để xác định rõ vai trò của từng thương hiệu cụ thể cũng như mối quan hệ giữa các thương hiệu với nhau.
Bước 3: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Nếu chiến lược thương hiệu là “phần hồn” thì bộ nhận diện chính là “phần xác” của thương hiệu.
Nhận diện thương hiệu được tạo nên từ những thành tố hữu hình, những yếu tố mà khách hàng có thể nhìn thấy được. Bao gồm: tên thương hiệu, biểu tượng (logo), khẩu hiệu (slogan), nhạc hiệu, hình tượng (hoặc nhân vật đại diện)…
Yêu cầu về bộ nhận diện thương hiệu:
Đảm bảo sự độc lạ, khác biệt, tránh trùng lặp với bộ nhận diện của những công ty khác.
Bộ nhận diện cần được thiết kế trực quan, rõ ràng để dễ dàng áp dụng trên nhiều công cụ, ấn phẩm.
Cần mang tính linh hoạt và khả năng mở rộng tốt để dễ dàng phát triển và cải biến theo sự thay đổi của thương hiệu.
Bước 4: Quảng bá nhận diện thương hiệu
Quảng bá nhận diện thương hiệu là bước quan trọng nhằm đưa hình ảnh thương hiệu đi vào tâm trí khách hàng. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh truyền thông marketing có tác động tích cực đến tài sản thương hiệu và các thành phần của nó. Vì vậy, để xây dựng và tạo được hình ảnh, niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu cần thiết phải có những chương trình truyền thông marketing hiệu quả.
Khách hàng sẽ trải nghiệm thương hiệu thông qua hành trình gồm các bước sau đây: (1) Nhận biết thương hiệu (Awareness), (2) Chú ý đến thương hiệu (Appeal), (3) Tìm hiểu về thương hiệu (Ask), (4) Sử dụng thương hiệu (Action), (5) Ủng hộ thương hiệu (Advocate). Dựa trên mô hình này DN cần xây dựng các hoạt động nhằm tạo cơ hội để người tiêu dùng được tiếp xúc với thương hiệu một cách tích cực
Bước 5: Quản trị thương hiệu
Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường. Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất dần niềm tin từ khách hàng. Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn sống sót.
Trên đây là quy trình xây dựng thương hiệu cơ bản bạn có thể tham khảo. Điều quan trọng khi xây dựng thương hiệu là tính “nhất quán”, hãy nhất quán ở tất cả mọi mặt. Mong bài viết này sẽ hữu ích cho công việc kinh doanh của bạn.
Chúc bạn thành công!
- Cách quản lý hàng tồn kho thông minh cho doanh nghiệp nhỏ (26.09.2024)
- Làm thế nào để tận dụng tối đa diện tích kho chứa hàng? (26.09.2024)
- TOP 5 phương pháp quản lý kho hàng hiệu quả nhất hiện nay (24.09.2024)
- Làm thế nào để mở quán ăn vặt vỉa hè luôn đắt khách? (20.09.2024)
- Trung thu tại A-Connection: Trung thu cho nhân viên, tri ân và kết nối (18.09.2024)