Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là hoạt động không thể tách rời trong bất kì mô hình kinh doanh nào hiện nay. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, có thể đi lâu dài trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. 

Bài viết dưới đây, A-Connection sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật từ A-Z tất cả thông tin về xây dựng thương hiệu nhé. 

Xây dựng thương hiệu là gì?

“Xây dựng thương hiệu là tạo sức mạnh thương hiệu cho sản phẩm và dịch vụ” (Theo Kotler & Keller, 2015)

Có thể hiểu “Xây dựng thương hiệu” là quá trình tạo dựng nhận thức tích cực và mạnh mẽ về công ty, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong tâm trí của người tiêu dùng. Người tiêu dùng càng ngày càng thông minh và thị hiếu cũng thay đổi không ngừng. Họ không chỉ mua hàng vì sản phẩm của bạn tốt mà còn vì thương hiệu của bạn nổi tiếng, có độ phủ rộng, được nhiều người biết đến.

 

Cho nên trong kinh doanh buôn bán, nếu bạn nghĩ chỉ cần đầu tư vào sản phẩm, có sản phẩm chất lượng là bạn đã có thể thành công thì bạn thật sự đã sai lầm rồi đấy. 

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Nhãn hiệu chỉ là những yếu tố để cấu thành thương hiệu. Nhãn hiệu được coi là những dấu hiệu để phân biệt sản phẩm hàng hóa này với sản phẩm hàng hóa khác của các tổ chức, cá nhân. 

Ví dụ thương hiệu Unilever có các nhãn hiệu như Sunlight, Cif, Comfort, Omo…hay thương hiệu Pepsi có nhãn hiệu như Lipton Teas, Quaker Oats, 7-Up, Lay’s Potato Chips,..

 

 

  Thương hiệu Nhãn hiệu
Giá trị

- Là một khái niệm trừu tượng, khó xác định giá trị.

- Là tài sản vô hình của một doanh nghiệp.

- Là phần “hồn” của doanh nghiệp.

- Có giá trị cụ thể, thông qua màu sắc, ý nghĩa, trang trí.

- Là tài sản hữu hình của một doanh nghiệp.

- Là phần “xác” của doanh nghiệp.

Về mặt pháp lý

- Thương hiệu không hiện diện trên các văn bản pháp lý, mà nói lên chất lượng sản phẩm/dịch vụ, uy tín và sự tin cậy của khách hàng dành cho sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng.

- Thương hiệu được xây dựng trên hệ thống tổ chức của công ty.

- Nhãn hiệu là tên và biểu tượng hiện diện trên văn bản pháp lý, xây dựng trên hệ thống pháp luật quốc gia được doanh nghiệp đăng ký và cơ quan chức năng bảo hộ.

- Do doanh nghiệp xây dựng dựa trên hệ thống luật pháp quốc gia.

Về mặt quản lý

- Do bộ phận chức năng quản lý.

- Phải xây dựng chiến lược marketing và quảng bá.

- Phải đăng ký với cơ quan chức năng để bảo vệ quyền sử dụng và khởi kiện vi phạm.

 

Tại sao cần xây dựng thương hiệu?

Kinh tế thị trường đầy biến động, cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài cần tạo ra dấu ấn riêng cho thương hiệu của mình, để khách hàng ghi nhớ. 

Dưới đây là những lý do vì sao doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu

Nâng cao giá trị sản phẩm

Nếu là tính đồ thời trang hàng hiệu chắc các bạn sẽ không còn quá xa lạ với những thương hiệu nổi tiếng như Zara, Uniqlo, H&M, Dior, Chanel, Hermes, Louis vuitton,...Tuy nhiên, bạn có bao giờ thắc mắc lý do tại sao cùng là một cái áo nhưng giá của Chanel, Dior có thể lên tới hàng ngàn đô, trong khi Zara hay H&M chỉ có giá vài chục đô hay không?

Ngoài chất lượng sản phẩm thì cái tạo nên sự khác biệt ở đây chính là thương hiệu. Người ta tìm tới Chanel, Dior vì đó là thương hiệu nổi tiếng, lâu đời, họ tạo ra sản phẩm không chỉ để mặc mà còn để pr giá trị cho người sử dụng chúng. Vì vậy, thương hiệu đóng vai trò rất lớn trong việc thể hiện danh tiếng và nâng cao giá trị cho sản phẩm. Giá trị đi đôi với giá thành, doanh thu là nguồn máu nuôi sống doanh nghiệp, nên làm thương hiệu chính là cách bán hàng thông minh nhất mà bạn nên đầu tư..

Xem thêm: Học hỏi đế chế Uniqlo cách định vị thương hiệu

Tạo lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu

Cùng kinh doanh thiết bị di động nhưng tại sao thị phần của iphone lúc nào cũng cao hơn so với oppo, samsung,...và các thương hiệu cùng ngành khác. Mỗi khi ra mắt dòng sản phẩm mới, luôn đạt được doanh thu ấn tượng, được nhiều người săn đón.

 

Sản phẩm luôn có chu kì, dù có tốt đến đâu thì theo thời gian nó cũng sẽ bị thay thế. Nhưng thương hiệu thì khác, nếu biết cách tạo dựng thương hiệu riêng để giúp sản phẩm của bạn trở nên độc quyền thì các sản phẩm của bạn sẽ bị mờ nhạt và khó có thể thành công.

Bảo vệ doanh nghiệp tránh rủi ro

Thương trường là chiến trường, kinh doanh luôn có sự cạnh tranh và rủi ro rình rập bất cứ lúc nào. Khi đã có thương hiệu mạnh, có bảo hộ thương hiệu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ tránh được những pha chơi xấu của đối thủ, tránh được những hệ lụy khi bị làm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng

Góp phần xây dựng đất nước

Nhắc tới Hàn Quốc bạn sẽ nhớ tới các tập đoàn như SamSung, Hyundai, LG,..Nhắc tới Nhật Bản có Honda,Toyota Motor, Hitachi,..Tuy chưa thể so sánh với nước bạn nhưng Việt Nam cũng có rất nhiều cái tên nổi tiếng như Viettel, Vinamilk, Vingroup,... 

 

Trong thời buổi hội nhập hiện nay, thương hiệu lớn góp phần tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đại diện cho một quốc gia, đem lại sự phát triển thương mại cho đất nước. 

5 Yếu tố cấu thành nên một thương hiệu bền vững

Cần rất nhiều yếu tố để tạo nên một thương hiệu mạnh, đủ sức chống chọi với sức tàn phá cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Ở đây, A-Connection sẽ đưa ra 5 yếu tố cơ bản nhất cấu thành nên một thương hiệu mạnh. 

Bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu hay bộ nhận dạng thương hiệu là tập hợp những hình thức được thể hiện bằng hình ảnh, biểu tượng, ấn phẩm quảng cáo, ngôn từ,...nhằm giúp cho người tiêu dùng nhận dạng và ghi nhớ thương hiệu dễ dàng hơn.

Một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ sẽ bao gồm các thành phần sau: Slogan, logo, tone màu Brand, font chữ, poster, đồng phục, thẻ nhân viên, chữ ký email, danh thiếp, hóa đơn,...

Tất cả sẽ được thiết kế và đồng nhất thành một bộ nhận diện thương hiệu. 

Tính cách thương hiệu

Tính cách thương hiệu là những đặc điểm nổi trội, những giá trị Brand theo đuổi, là phần thể hiện ra ngoài nhằm định vị trong tâm trí khách hàng. Tính cách thương hiệu được duy trì, nhận dạng bởi khách hàng trung thành. Nó là cơ sở bền vững cho mối quan hệ được hình thành giữa họ và Brand sau quá trình dài trải nghiệm với thương hiệu. 

Định vị thương hiệu

Đa số, các thương hiệu lớn sẽ có vị trí, định vị rõ ràng và duy nhất trên thị trường mục tiêu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Brand nhỏ không cần quan tâm đến định vị của mình. 

Ví dụ, bạn cần thống nhất phong cách, màu sắc, hình ảnh,… của thương hiệu trên tất cả các nền tảng mạng xã hội, website. Bạn nên dùng những hình ảnh, thông điệp mang đậm bản sắc, tính cách doanh nghiệp.

Đại sứ thương hiệu

Nhắc tới Lazada có đại sứ thương hiệu là Hoa Hậu Nguyễn Trúc Thủy Tiên, Sơn Tùng MTP Đại sứ của Go Car Protect, Amee đại sứ của Lotteria,...

 

Bất kỳ thương hiệu nổi tiếng nào đều có đại sứ thương hiệu của họ. Đại sứ thương hiệu chính là gương mặt đại diện cho thương hiệu, họ có thể đồng hành cùng Brand trong chiến dịch truyền thông, quảng cáo của doanh nghiệp hay một giai đoạn nhất định. Mỗi lời nói, bài viết, hành vi ứng xử của đại sứ đều sẽ ảnh hưởng đến bộ nhận diện Brand của doanh nghiệp. 

Văn hóa thương hiệu

Văn hóa thương hiệu là yếu tố vô cùng quan trọng, nó được tạo nên từ giá trị cốt lõi, thông điệp mà doanh nghiệp tin tưởng, theo đuổi và muốn truyền tải đến khách hàng. 

Doanh nghiệp biết xây dựng văn hóa thương hiệu sẽ giúp tạo nên nội bộ liên kết bền vững, đồng điệu cảm xúc. Đồng thời, nó giúp tạo động lực cho nhân sự làm việc hiệu quả, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin tổng quan nhất về xây dựng thương hiệu. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kinh doanh và làm thương hiệu cho doanh nghiệp của chính mình. 

Chúc bạn thành công!

Xem thêm:Ý nghĩa của xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp