Học hỏi đế chế UNIQLO cách định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là một yếu tố quan trọng hàng đầu để khẳng định vị trí của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Đối với một thương hiệu nổi tiếng, uy tín sẽ thu hút được đông đảo khách hàng tại thị trường trong nước và quốc tế.

 

Học hỏi đế chế

 

Theo như định nghĩa của cha đẻ ngành marketing hiện đại là Philip Kotler: “Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng.”

 

Trong số những thương hiệu đã thành công trong việc định vị tốt thương hiệu của mình, từ một cửa hàng bán lẻ nhỏ ở một địa phương nào đó phát triển trở thành thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu. Nổi bật trong đó phải kể đến thương hiệu thời trang UNIQLO, thương hiệu đến từ Nhật Bản.

 

  1. Định vị thương hiệu (Brand Positioning)

 

Xác định hình ảnh thích hợp cho sản phẩm, thương hiệu và cho chính doanh nghiệp trong nhận thức của thị trường mục tiêu. Định vị thương hiệu vừa là mục tiêu và là định hướng cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp

 

  1. Xây dựng thương hiệu (Branding)

 

Đây là quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ bằng sức mạnh của thương hiệu nhằm tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. Các nhà tiếp thị cần phải truyền tải cho người sản phẩm biết về sản phẩm của doanh nghiệp mình. Xác định sản phẩm của doanh nghiệp có chức năng gì và tại sao người tiêu dùng phải quan tâm đến. Các hoạt động này nhằm tạo ra cấu trúc tinh thần giúp người tiêu dùng có nhận thức về sản phẩm và dịch vụ, từ đấy dẫn đến hành động quyết định mua sắm và mang lại giá trị cho doanh nghiệp cung cấp sản phẩm

 

  1. Đế chế tỷ đô thời trang “UNIQLO”

 

UNIQLO (Viết tắt của Unique Clothing Warehouse), đây là thương hiệu được thành lập bởi Tadashi Yanai, ông hiện đang là một trong những tỷ phú giàu nhất Nhật Bản hiện tại. Vào năm 1963, Men’s shop Ogori Shoji được thành lập tại Ube, Yamaguchi. Đến năm 1984, Hitoshi Yanai lúc đó đang điều hành một cửa hàng thời trang nam là Men’s Shop Ogori Shoji ở Ube, Yamaguchi, mở thêm một cửa hàng mới tại Fukuro-machi và cái tên Uniqlo ra đời từ đây

 

Học hỏi đế chế

 

Ở thập niên 1990, với sứ mệnh và tôn chỉ ‘Made for All’, những sản phẩm giá rẻ của UNIQLO trở nên thịnh hành tại Nhật Bản trong khi nền kinh tế nước này đang đi xuống. Trải qua thời gian thăng trầm và với những nổ lực không bao giờ ngừng nghỉ, đến nay thương hiệu đã nhanh chóng được mở rộng trên tòa nước Nhật và khắp thế giới. Theo thống kê thì tính đến năm 2022, doanh số bán hàng của UNIQLO đạt 50 tỷ USD, đưa thương hiệu này trở thành một trong những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.

 

UNIQLO có tuyên bố rằng, mình sẽ không chạy theo xu hướng thời trang trên thị trường và định vị mình là một thương hiệu cung cấp các sản phẩm thời trang có thể sử dụng lâu dài và duy trì sự cân bằng giữa giá cả và chất lượng sản phẩm

 

Với sứ mệnh của mình. UNIQLO tạo ra những trang phục sử dụng trong đời sống hằng ngày và mang phong cách riêng của từng khách hàng. Những sản phẩm long cừu và đồ lót giữ nhiệt như áo khoác dạ hay quần jean đều được yêu thích và đánh giá tốt

 

Bên cạnh đó thì thương hiệu cũng sử dụng chiến lược marketing kết hợp mạng truyền thông, từ đó kết nối với khách hàng và thúc đẩy họ đến cửa hàng mua sắm.

 

Học hỏi đế chế

 

  1. Doanh nghiệp bạn cần làm gì để định vị thương hiệu

 

Trong cuộc chiến định vị thương hiệu đầy cạnh tranh trên thị trường thì việc chiếm giữ được vị trí trong lòng khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có các chiến lược và phương pháp không khéo để giành chiến thắng

 

  1. 1. Xác định sản phẩm cạnh tranh

 

Doanh nghiệp nên biết được đâu là sản phẩm thương hiệu của mình và tập trung phát triển độc đáo về sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Ví dụ như đối với iPhone, công ty tập trung lớn vào phát triển dòng điện thoại cảm ứng iPhone, mỗi năm cho ra một dòng nâng cấp mới, mặc dù ra đời sau dòng điện thoại Samsung hay Nokia, nhưng iPhone đã trở thành sản phẩm điện thoại thông minh có số lượng bán ra nhiều nhất. Đây là một điều chắc chắn là iPhone đã tạo dựng được định vụ thương hiệu rất tốt khi biết tập trung vào định vị sản phẩm thương hiệu của mình

 

  1. 2. Khai thác sức mạnh thương hiệu

 

Các doanh nghiệp nhỏ thường phải tập trung phát triển 1-2 thương hiệu mạnh nhất và những liên tưởng sẽ tạo nên điểm khác biệt cho chính thương hiệu. Việc này bao gồm những suy nghĩ cảm xúc, nhận thức, hình ảnh, niềm tin,… của mỗi người về thương hiệu đó. Đơn cử đó là dòng sản phẩm Biti’s Hunter trong chiến dịch Tết “Đi để trở về”, mỗi năm cứ gần đến Tết thì mọi người trẻ đều nghĩ đến chiến dịch này của Biti’s, gây dấu ấn cho mọi người từ đó đẩy doanh số bán sản phẩm của Biti’s tăng cao

 

HÀNH TRÌNH “ĐI ĐỂ TRỞ VỀ CÙNG BITI’S”- ĐI HAY TRỞ VỀ?

Học hỏi đế chế

 

  1. 3. Khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ và sản phẩm của mình

 

Doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều muốn tạo ra sự thành công và khác biệt cho khách hàng của mình trong sự trải nghiệm. Khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ sản phẩm của mình. Lấy trường hợp của công ty dịch vụ đăng tin Bất động sản Thuematbang.com.vn, dù chỉ mới ra đời gần 3 năm, dịch vụ này khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ đăng tin miễn phí để cảm nhận được sự hiệu quả của trang đăng tin, từ đấy chấp nhận trả phí cho dịch vụ đăng tin của trang web

 

  1. 4. Kết hợp các chiến lược tiếp thị tốt

 

Các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng tốt lợi thế của Mạng xã hội, diễn đàn,… để tạo độ phủ sóng cho thương hiệu của mình. Dễ dàng tiếp cận đến nhiều tệp khách hàng

 

  1. 5. Tiếp thị truyền miệng

 

Những doanh nghiệp nhỏ lựa chọn những giải pháp có chi phí thấp trong đó có hình thức truyền miệng. Hình thức tiếp thị này thật sự có ý nghĩa góp phần thiết lập vị trí của họ trong thị trường. Ngoài các kênh mạng xã hội thì các hoạt động khuyến mãi, tài trợ, tham gia sự kiện,… cũng là giải pháp tốn mà không tốn kém quá nhiều

 

  1. 6. Sử dụng bộ nhận diện thương hiệu

 

Các doanh nghiệp vừa hay nhỏ nên sử dụng các bộ nhận diện thương hiệu như tên, logo, bao bì,… đồng bộ về màu sắc,… nhờ đó mà thương hiệu có thể nâng cao nhận thức về hình ảnh thương hiệu.

 

Học hỏi đế chế

 

  1. 7. Liên kết thương hiệu

 

Những thương hiệu thứ cấp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng thương hiệu lớn. Trường hợp của Vinamilk đã sử dụng uy tín thương hiệu của mình trong lĩnh vực như sữa chua, kem, phô mai và gặt hái được nhiều thành công