Xây dựng thương hiệu có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

Thương hiệu cho thấy đẳng cấp, niềm tin cũng như lợi thế của doanh nghiệp trong thị trường ngày càng cạnh tranh. Và xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng

 

Xây dựng thương hiệu có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

 

A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers.- Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa / dịch vụ của những người bán khác nhau.)

 

Có thể hiểu, thương hiệu là cảm nhận tổng thể về chất lượng, môi trường, uy tín và giá trị cốt lỗi của một doanh nghiệp. Nó giúp tạo ra cảm xúc, sự liên tưởng trong mắt người tiêu dùng về doanh nghiệp và sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

 

Ngày nay, các khái niệm về thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn với bất kỳ chủ thể nào: tổ chức, địa danh…thậm chí cả con người. Mọi thứ đều có thương hiệu, chẳng hạn như nhắc đến điểm cờ bạc sẽ nhớ đến Las Vegas, Phố Wall cho trung tâm tài chính, thung lũng Silicon cho các trung tâm phần mềm,…

 

Các yếu tố tạo nên thương hiệu

 

  • Tên thương hiệu và Slogan

 

Xây dựng thương hiệu có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

Netflix - Dành 99% thời gian của bạn để mở một bộ phim.

 

Tên thương hiệu chính là tên gọi mà mọi người thường dùng đến khi nhắc đến thương hiệu, có thể là tên đầy đủ hay là tên viết tắt. Tên thương hiệu lớn sẽ được đăng ký sở hữu trí tuệ để được bảo hộ và rất ít doanh nghiệp sẽ đổi tên thương hiệu của mình.

 

Khẩu hiệu (Slogan) là câu nói ngắn gọn thể hiện khát vọng, tôn chỉ hoặc là sự khẳng định, cam kết của doanh nghiệp với người tiêu dùng. Slogan là một yếu tố không dễ để xây dựng và không phải đơn giản chỉ là một câu khẩu hiệu nói ra. Để có một Slogan cần phải có 1 quá trình. Thật sự thấu hiểu các giá trị của khách hàng mục tiêu và sản phẩm mình đang cung cấp. Từ đó đưa ra những khẩu hiệu sẽ đi vào tâm trí của khách hàng.

 

  • Màu sắc và thiết kế

A-CONNECTION

Logo nhận diện thương hiệu của A-CONNECTION

 

Cùng với logo thì việc kết hợp màu sắc hoặc sử dụng hình dáng thiết kế đặc biệt cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó mà hầu hết các doanh nghiệp đều tận dụng triệt để các yếu tố để tăng độ nhận biết

 

Xây dựng thương hiệu có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

 

Còn nhớ trong một cuộc khảo sát về sự yêu thích Coca Cola và Pepsi, có hơn 65% người tham gia nói rằng mình thích Coca-Cola hơn. Nhưng khi bị che mắt và cho uống thử 2 đồ uống này cùng lúc, kết quả là hơn một nửa thích vị Pepsi hơn vị của Coca-Cola. Vậy điều gì khiến người tiêu dùng quyết định lựa chọn Coca-Cola khi mà chính họ không thể nhận ra sự khác biệt giữa hai loại đồ uống này?

 

Thương hiệu đã tác động rất lớn đến tâm lý và hành vi mua hàng. Khi người ta yêu thích, tin tưởng một nhãn hiệu sản phẩm nào đó thì khả năng họ sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu đó là rất cao. Đó là chưa kể đến thói quen và tâm lý ngại thay đổi.

 

  • Câu chuyện thương hiệu hay văn hóa doanh nghiệp

 

corporate culture

Văn hóa doanh nghiệp của A-CONNECTION

 

Câu chuyện thương hiệu được hiểu là một câu chuyện kể lại các sự kiện đã khơi dậy sự khởi đầu và thúc đẩy tầm nhìn-sứ mệnh của thương hiệu. Từ những lý do và tại sao phải bắt đầu gây dựng thương hiệu, quá trình xây dựng cho đến lúc phát triển rực rỡ như hiện nay. Đây cũng là công cụ mạnh mẽ giúp thương hiệu giao tiếp với khách hàng, tác động đến việc hình thành cảm xúc, giá quan, đánh giá tích cực doanh nghiêp qua câu chuyện.

 

Văn hóa doanh nghiệp giống như đời sống tinh thần của một doanh nghiệp,để tồn tại và phát triển về mọi mặt, doanh nghiệp phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc và tập quán quen thuộc trong các hoạt động của doanh nghiệp.

 

  • Bộ nhận diện thương hiệu (CIP)

 

Bộ nhận diện thương hiệu là những thiết lập riêng biệt về tất cả các khía cạnh thương hiệu của công ty. Cần thiết lập những quy tắc để tạo ra sự thống nhất và nhận dạng thương hiệu của bạn. Một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ thông tin thường bao gồm rất nhiều các thành phần, được quy định thường là theo ngành nghề, nhu cầu của từng giai đoạn áp dụng. Những thành phần cơ bản về nhận diện thương hiệu cần lưu ý như: logo, Ico, thẻ nhân viên, tiêu đề thư, bìa hồ sơ, thiệp chúc mừng, chữ ký email, banner,…

 

Xây dựng thương hiệu có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

Flyer trong bộ nhận diện thương hiệu của A-Connection

 

Làm thế nào để xây dựng thương hiệu trong mắt người tiêu dùng?

 

Hãy lấy khách hàng làm mục tiêu quan trọng để xây dựng thương hiệu, phù hợp với các tiêu chí:

  • Lựa chọn khách hàng mục tiêu
  • Phân tích hành vi để tạo ra quy chuẩn về văn hóa
  • Thiết kế các quy trình, xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn thương hiệu
  • Sáng tạo và gây dựng, thiết kế nhận diện các yếu tố của thương hiệu
  • Xây dựng cấu trúc cạnh tranh thương hiệu
  • Triển khai quảng bá và ghi dấu ấn văn hóa doanh nghiệp
  • Xây dựng lời hứa doanh nghiệp
  • Chăm sóc khách hàng thật tốt
  • Phát huy và cải tiến hình ảnh thương hiệu

 

Doanh nghiệp có thể tự xây dựng thương hiệu hay thuê ngoài

 

  • Tự xây dựng thương hiệu

 

Tự xây dựng thương hiệu sẽ tiết kiệm chi phí và kiểm soát được kinh phí, tiến độ. Doanh nghiệp phải thuê được những nhân viên marketing thạo việc để xây dựng thương hiệu thật tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó sẽ có những khó khăn cho doanh nghiệp như: mất thời gian, nhân sự và trang thiết bị không chuyên sẽ mang lại hiệu quả không như ý cho các chuyến dịch truyền thông.

 

Xây dựng thương hiệu có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

 

  • Thuê Agency xây dựng

 

Nếu doanh nghiệp thuê bên ngoài sẽ có những sản phẩm chuyên nghiệp và sáng tạo. Thuê ngoài sẽ có được những sản phẩm cực kỳ chuyên nghiệp và sáng tạo. Sự chuyên nghiệp của đội ngũ dày dăn kinh nghiệm, việc truyền thông đảm bảo sẽ mang đến hiệu quả cao hơn. Không kể TVC quảng cáo mà ngay cả book báo, truyền hình, các agency sẽ làm tốt hơn. Tuy nhiên thì ngân sách sẽ rất cao khiến những doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải cân nhắc.

 

Tổng hợp