Nhượng quyền thương hiệu là gì? Hoa thơm và trái đắng

Nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, từ thực phẩm, bán lẻ đến dịch vụ. Hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho các nhà đầu tư trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vậy bạn đã thực sự hiểu nhượng quyền thương hiệu là gì chưa?

Hãy cùng A-Connection tìm hiểu về mô hình kinh doanh hấp dẫn này nhé!

nhượng quyền thương hiệu

 

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu hay còn được gọi với cái tên “Franchise” là một hình thức kinh doanh mà trong đó, bên nhượng quyền sở hữu thương hiệu sẽ cấp bên nhận nhượng quyền quyền kinh doanh, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,...để hoạt động.

nhượng quyền thương hiệu

Sau khi ký hợp đồng, bên nhận nhượng quyền sẽ được phép kinh doanh ở một không gian địa lý nhất định, một khoảng thời gian nhất định với mức phí nhượng quyền và tỷ lệ phần trăm doanh thu định kỳ cho bên nhượng quyền theo thỏa thuận hai bên.

Ý nghĩa của từ “nhượng quyền thương hiệu“

Cho đến hiện nay, nhượng quyền thương hiệu vẫn là cụm từ chưa có sự thống nhất về mặt ý nghĩa, bởi vì hiện có quá nhiều cách giải thích khác nhau. 

nhượng quyền thương hiệu

 

Trước tiên, nhượng quyền thương hiệu hay Franchise có bắt nguồn từ tiếng Pháp “france”, nghĩa là “freedom” (tự do) hay “privilege” (đặc quyền). Do cách chuyển ngữ từ trước, chiến lược này thường được dịch “nhượng quyền kinh doanh” hay “nhượng quyền thương mại”

Ưu nhược điểm khi nhượng quyền thương hiệu

Ưu điểm khi nhượng quyền thương hiệu

- Hệ thống hóa quy trình

Các quy trình từ setup trang trí cửa hàng, vận hành kinh doanh, thiết lập, thuê mướn đào tạo nhân viên đều sẽ được hệ thống hóa. Có một sườn nhất định hoặc sẽ được chủ thương hiệu phân bổ xuống từng cơ sở nhận nhượng quyền. Điều này nhằm làm mọi việc dễ quản lý cũng như rõ ràng hơn khi gặp rắc rối.

- Hạn chế rủi ro

Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình kinh doanh sinh lời hiệu quả tuy nhiên vẫn tiềm ẩn vô số rủi ro. Nếu là kinh doanh truyền thống, bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề như mô hình kinh doanh không phù hợp, sai phân khúc khách hàng, ý tưởng thiếu độc đáo, sai chiến lược kinh doanh,..

Tuy nhiên, đối với nhượng quyền, tất cả vấn đề trên đều được giải quyết. Việc của bạn là hãy vận hành mô hình sẵn có, cân đối thu chi để tối đa hóa lợi nhuận là xong. 

nhượng quyền thương hiệu

- Tiết kiệm chi phí

Để mở và vận hành một mô hình kinh doanh không hề dễ, nó tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nếu tài chính và kiến thức kinh doanh của bạn chưa nhiều thì nhượng quyền thương hiệu chính là một mô hình kinh doanh an toàn dành cho bạn.

Bạn có thể tận dụng được thương hiệu và nguồn khách hàng sẵn có của thương hiệu mẹ. Không những thế, bạn còn nhận được sự hỗ trợ chỉ dẫn liên tục về tất cả các vấn đề liên quan trong hoạt động kinh doanh của bạn. 

Điều quan trọng nhất việc marketing, quảng cáo, truyền thông, làm thương hiệu đã có công ty tổng lo, việc của bạn là chỉ cần bán hàng, bán thật nhiều hàng. Tin mình đi! Bạn sẽ tiết kiệm được một nguồn ngân sách đáng để đấy.

Hạn chế khi nhượng quyền thương hiệu

- Hình thức kinh doanh dập khuôn

Đối với nhượng quyền thương hiệu, bạn sẽ phải chấp nhận một điều rằng bạn sẽ phải đồng nhất bộ nhận diện với các cửa hàng khác trong chuỗi. Từ hình thức, cách bài trí đến quy chuẩn đồng phục, phương pháp quản lý, văn hóa ứng xử với khách hàng,.. mỗi cửa hàng đều sẽ giống nhau nên rất khó để tạo điểm nhấn, tạo sự khác biệt cho cửa hàng của bạn.

nhượng quyền thương hiệu

- Rủi ro kinh doanh chuỗi

Nhất là trong những hệ thống nhượng quyền lớn, các bên nhận nhượng quyền sẽ như ngồi trên đống lửa khi 1 mắt xích trong chuỗi cửa hàng bị dính “phốt” như là nguyên liệu không nguồn gốc, nhân viên không tốt.. Điều này sẽ làm các khách hàng đánh giá tình hình của cả chuỗi mà không cần biết các chi nhánh nhượng quyền khác hay giống nhau.

Xem thêm thông tin: Thương hiệu của bạn đã chinh phục khách hàng bằng điểm “chạm” chưa?

4 phương pháp nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu toàn phần 

Đây là phương pháp nhượng quyền “trọn gói”. Trong đó, bên nhượng quyền phải đảm bảo chia sẻ toàn bộ các thông tin về thương hiệu như: hệ thống, chiến thuật, bí quyết, dịch vụ, sản phẩm, công thức,… cho bên nhận quyền.

nhượng quyền thương hiệu

Hình thức nhượng quyền toàn phần này có 2 khoản phí cố định là phí nhượng quyền ban đầu và phí bản quyền liên tục. 

Nhượng quyền thương hiệu bán phần

Nhượng quyền thương hiệu bán phần có thể hiểu là bên nhượng quyền chỉ chuyển một số hoạt động kinh doanh như nhượng quyền sản phẩm, công thức và tiếp thị,...cho bên nhận nhượng quyền. 

Bên nhượng quyền sẽ ít quan tâm về các nội dung liên quan đến vận tải hay xử lý đơn của bên nhận nhượng quyền như nhượng quyền toàn phần.

Nhượng quyền thương hiệu tham gia quản lý 

Hình thức nhượng quyền thương hiệu này thường được áp dụng tại các chuỗi F&B lớn hay các chuỗi nhà hàng - khách sạn. Ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu thì bên nhượng quyền đồng thời cũng cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền nhằm giúp việc giám sát cũng như vận hành kinh doanh dễ dàng hơn

Nhượng quyền thương hiệu tham gia đầu tư vốn

Hình thức này bên nhượng quyền sẽ có thể tham gia hội đồng quản trị của công ty nhận nhượng quyền, mặc dù là số vốn rất nhỏ hoặc không đáng kể.

5 Hình thức nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu công việc

Đây là hình thức nhượng quyền thương hiệu tại nhà và có vốn đầu tư thấp. Mô hình này được thực hiện bởi một người khi muốn bắt đầu điều hành một doanh nghiệp nhượng quyền nhỏ. Bên được nhượng quyền sẽ phải đảm bảo các thiết bị tối thiểu, lượng sản phẩm có hạn và các phương tiện di chuyển. 

Nhượng quyền thương hiệu sản phẩm

Nhượng quyền thương hiệu sản phẩm là hình thức dựa trên mối quan hệ giữa nhà cung cấp và các đại lý. Trong đó bên nhận nhượng quyền nhận quyền phân phối các sản phẩm của bên nhượng quyền. Đồng thời bên nhượng quyền cấp phép quyền sử dụng thương hiệu cho bên còn lại để kinh doanh. Tuy nhiên các quyền này không phải là toàn là một hệ thống hoàn chỉnh. 

Nhượng quyền thương hiệu mô hình kinh doanh

nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu mô hình kinh doanh cho phép bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Đặc biệt hơn, bên nhận quyền sẽ được cung cấp toàn bộ hệ thống vận hành cũng như tiếp thị về các sản phẩm hoặc dịch vụ. Bên nhượng quyền sẽ đưa ra bản kế hoạch, quy trình chi tiết về các vấn đề liên quan, hỗ trợ về đào tạo nhân lực và khoản chi phí ban đầu cho đối tác.

Nhượng quyền thương hiệu chuyển đổi

Đây là hình thức sửa đổi các mối quan hệ nhượng quyền. Nhiều hệ thống nhượng quyền đang vận hành và phát triển theo hình thức chuyển đổi các doanh nghiệp độc lập trong cùng một lĩnh vực thành các đối tác nhượng quyền. Bên nhận quyền sẽ sử dụng thương hiệu, chương trình tiếp thị, quảng cáo, đào tạo và các dịch vụ quan trọng.

Nhượng quyền thương hiệu đầu tư

Nhượng quyền thương hiệu đầu tư là khi bên nhận nhượng quyền sẽ đầu tư tiền và tham gia vào bộ phận quản lý của doanh nghiệp hoặc của bên nhượng quyền để vận hành công việc. Khi đó, bên đầu tư sẽ thu lợi tức từ những khoản đầu tư ban đầu và dần dần thu hồi lại vốn.

Phí nhượng quyền là gì, bao nhiêu là đủ?

Nếu muốn đăng ký làm đối tác kinh doanh cho bên nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền phải trả một khoản phí. Khoản phí này gọi là phí gia nhập hay phí nhượng quyền. Số tiền này sẽ giao ngay sao khi hợp đồng hai bên được ký kết.  

nhượng quyền thương hiệu

Đổi lại bên nhận nhượng quyền sẽ có quyền sử dụng tên và sử dụng hệ thống sản xuất, điều hành và đôi khi bao gồm có cả việc đào tạo theo chế độ, đào tạo theo những thủ tục, tài liệu hướng dẫn, và theo một số chi tiết phụ trợ khác. Phí này không bao gồm những thứ như sau: những tài sản cố định, bàn ghế, bất động sản…

Phí nhượng quyền sẽ có sự khác nhau giữa các thương hiệu do vậy sẽ không có một con số cố định nào hết. Nhưng nhìn chung, nó sẽ giao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng tùy thuộc vào thời gian hợp đồng, độ nổi tiếng và uy tín của thương hiệu đó. 

Cần chuẩn bị những gì khi nhượng quyền thương hiệu?

Tài chính

Tài chính là cái chúng ta cần quan tâm nhất trước khi làm bất cứ việc gì. Chi phí nhượng quyền thương hiệu không hè rẻ, chi phí để duy trì hợp đồng mỗi tháng cũng không ít, nên các bên nhận nhượng quyền nên tính toán thật kỹ càng về chi phí cố định hàng tháng nhất là trong thời gian đầu để tránh được tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

nhượng quyền thương hiệu

Nghiên cứu thật kỹ thị trường

Sau tài chính thì thị trường là cái bạn cần lưu ý trước khi có ý định gia nhập vào thị trường này. Tìm hiểu thật kỹ thị trường mình đang hướng đến, tệp khách hàng, tiềm năng của mô hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh liệu nó có đủ “ Hot “, có xứng đáng với số tiền mình sắp phải bỏ ra hay không.

Địa điểm

Bạn có biết? Địa điểm kinh doanh chiếm 50-70% sự thành công của một mô hình kinh doanh. Dù thương hiệu bạn nhận có lớn đến mức nào mà nếu chọn sai địa điểm thì mọi tiền bạc công sức cũng sẽ đi tông, thông thường thì việc lựa chọn địa điểm thì bên nhận nhượng quyền sẽ được bên chủ thương hiệu tư vấn kỹ càng về việc địa điểm. Vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của bên nhận nhượng quyền cũng như hình ảnh của bên chủ thương hiệu.

Xem thêm: Top 5 thương hiệu cafe nhượng quyền hot nhất hiện nay