Mặt trái của mô hình Dropshipping ít ai biết

Mặt trái của mô hình Dropshipping

Dropshipping có thể giúp bạn khởi nghiệp với số vốn bằng “0”, nghe thì có vẻ rất tuyệt đúng không nào? Tuy nhiên, bất kỳ mô hình kinh doanh nào đều có ưu và khuyết điểm. Vậy mặt trái của mô hình Dropshipping là gì?

 

Cùng A-Connection tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Xem thêm: Mô hình Dropshipping là gì?

Lợi nhuận Dropshipping có như mơ?

Tất nhiên, khi nhà cung cấp nhận những phần nhiệm vụ liên quan đến việc mua bán sản phẩm, họ sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn trong việc chia phần trăm hoa hồng, chiết khấu. 

Thế nhưng, muốn có lợi nhuận cao không phải là không có cách, vậy thì bạn hãy tiếp tục theo dõi bài viết nhé. 

Mặt trái của mô hình Dropshipping

 

Trách nhiệm pháp lý Dropshipping

Có nhiều người suy nghĩ rằng, chình vì kinh doanh mô hình Dropshipping không tham gia các khâu sản xuất, đóng gói, vận chuyển,...thì sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý gì. Nếu có vấn đề xảy đến với hàng hóa, thì người phải chịu trách nhiệm chính là đơn vị sản xuất. 

Điều này không sai, tuy nhiên nếu bạn bỏ quên mất vấn đề này trước khi bắt đầu kinh doanh mô hình Dropshipping thì bạn sẽ phải hối hận đấy! Đó chính là hợp đồng thỏa thuận. Trước khi kinh doanh mô hình Dropshipping bạn sẽ cần phải làm hợp đồng thỏa thuận hai bên, bạn phải đọc kỹ các điều khoản và quan trọng nhất là các vấn đề pháp lý như đã nói ở trên.

Mặt trái của mô hình Dropshipping

 

Khó tạo dựng được thương hiệu cho mình

Tuy nói là kinh doanh có lợi đôi bên tuy nhiên, khi làm Dropshipping là bạn đang bán sản phẩm cho người khác. Dù bạn có Marketing cỡ nào, làm thương hiệu tốt tới đâu thì cũng chỉ là đang PR cho người khác. Nếu bạn bán một sản phẩm chất lượng, dịch vụ tốt khách hàng cũng sẽ có ấn tượng về bạn nhưng rất ít ỏi. Đa số họ sẽ có ấn tượng về sản phẩm và thương hiệu mà bạn đang bán nhiều hơn. Mà thương hiệu là cái vô cùng quan trọng nếu bạn muốn đi lâu dài, có chỗ đứng trong lĩnh vực bạn đang hoạt động.

Khó kiểm soát được uy tín 

Chính vì việc bạn chưa được tiếp xúc với nguồn hàng nên sẽ khó trong việc kiểm tra chất lượng hàng hóa. Đôi khi, nếu bạn chọn phải nguồn hàng không tốt, khách hàng sẽ phản ánh và vô tình tạo tiếng xấu cho thương hiệu của bạn. Vì vậy hãy cố gắng, tốt nhất là khảo sát trước nguồn hàng để có thể kinh doanh nhé.

Mặt trái của mô hình Dropshipping

 

Đối thủ cạnh tranh lớn

Chỉ với một chiếc máy tính hay điện thoại có kết nối Internet, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào môi trường kinh doanh online Dropshipping. Mọi việc đến quá dễ dàng nên hầu như ai cũng có thể thực hiện được. Vô tình việc này sẽ tạo ra những lỗ hổng, quá nhiều người kinh doanh, đối thủ tăng lên ảnh hưởng đến việc kinh doanh của chúng ta. 

Mặt trái của mô hình Dropshipping

 

Phải chịu trách nhiệm với khách hàng

Khách hàng thường quy hết trách nhiệm các lỗi liên quan đến hàng hóa hay vận chuyển về bạn. Tất nhiên, trên thực tế đây là lỗi hoàn toàn thuộc về nhà sản xuất và bạn có thể yêu cầu họ thay bạn chịu trách nhiệm 100% nhưng hình ảnh Doanh nghiệp đã bị “vấy bẩn”. Đó là lý do vì sao khâu lựa chọn nhà sản xuất trong mô hình Dropshipping là quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp.

Lỗi từ nhà cung cấp

Đã bao giờ bạn đổ lỗi cho một điều gì đó không phải do sai lầm của bạn, nhưng bạn vẫn phải nhận trách nhiệm cho những sai lầm ấy chưa?

Ngay cả những nhà cung cấp dropshipping tốt nhất vẫn phạm sai lầm khi hoàn thành một đơn đặt hàng – những sai lầm mà họ sẽ phải chịu trách nhiệm và xin lỗi. Nhà cung cấp tầm thường và chất lượng kém sẽ gây ra sự thất vọng vô tận khi làm mất hàng, làm hỏng hàng và đóng gói kém chất lượng, điều này sẽ gây tổn hại cho doanh nghiệp của bạn.

Mặt trái của mô hình Dropshipping

Không kiểm soát chuỗi cung ứng

Khi kinh doanh mô hình Dropshipping, bạn không có quyền tham gia vào khâu sản xuất, đóng gói, vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, khách hàng sẽ quy chụp tất cả trách nhiệm lên bạn nếu có  lỗi phát sinh trong các khâu trên. Thí dụ như lộn hàng, lỗi hàng, hàng bị móp méo, hàng hết hạn sử dụng, hàng vận chuyển quá lâu,...

Trong những trường hợp như vậy, bạn sẽ chẳng thể làm được gì ngoài việc trong chờ vào nhà cung cấp. Vì tất cả mọi quy trình họ đều là người kiểm soát, nhưng phải hiểu rằng không có gì là 100%. Nếu không khéo léo, không đủ năng lực để mất điểm trong mắt khách hàng thì việc bạn mất khách hàng là chuyện rất dễ xảy ra.

Mặt trái của mô hình Dropshipping

 

Tạm kết

Dropshipping mang cơ hội khởi nghiệp kinh doanh vô cùng tiềm năng. Tuy nhiên, sau những cơ hội là những thách thức, những cạm bẫy. Để thành công trong lĩnh vực này, bạn thật sự phải có kiến thức, có năng lực và đam mê nhé. 

Mong rằng bài viết “Mặt trái của mô hình Dropshipping ít ai biết” mà A-connection vừa mới chia sẻ sẽ hỗ trợ phần nào trong công việc kinh doanh của bạn.

Xem thêm: FMCG là gì? Sự khác nhau giữa FMCG và ngành Retail