Marketing du kích là gì? 10+ Chiến dịch marketing du kích độc đáo nhất mọi thời đại
“Marketing du kích” nghe có vẻ hơi lạ đúng không nào? Vì từ “du kích” thường được sử dụng trong các trận đánh chống giặc ngoại xâm ngày xưa là phổ biến. Đặt nó bên cạnh từ “tiếp thị” khiến cho nhiều người phải đặt ra câu hỏi vậy rốt cuộc Marketing du kích là gì? Nếu bạn đang cùng thắc mắc trên thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Marketing du kích là gì?
Thuật ngữ marketing du kích hay guerrilla marketing xuất hiện lần đầu trong cuốn sách cùng tên được Jay Conrad Levinson giới thiệu vào năm 1984. Nó đề cập đến việc sử dụng những cách thức marketing độc đáo, sáng tạo nhưng với số tiền khiêm tốn để nâng cao nhận thức về các sản phẩm và dịch vụ cho thương hiệu.
Marketing du kích là một giải pháp thay thế cho tiếp thị truyền thống, chẳng hạn như phương tiện in ấn, quảng cáo truyền hình, biển quảng cáo và thư trực tiếp. Thay vào đó, nó tập trung vào việc phá vỡ các không gian và sự kiện công cộng bằng những hình ảnh hoặc hoạt động bất thường, đáng nhớ có thể dẫn đến liên kết hoặc mua hàng của thương hiệu.
Tìm hiểu thêm: Meme Marketing là gì? Nguồn gốc của thuật ngữ “Meme” trong Marketing
4 Loại hình Marketing du kích phổ biến hiện nay
Marketing du kích có nhiều hình thức và phong cách với nhiều ý tưởng táo bạo, sáng tạo. Có thể kể đến 4 loại Marketing du kích phổ biến sau đây:
1. Tiếp thị dựa trên môi trường xung quanh (Ambient Marketing)
Ambient Marketing dựa trên việc tận dụng môi trường xung quanh để gửi thông điệp thông qua sự sáng tạo và độc đáo của các hình thức quảng cáo ngoài trời như quảng cáo ở nhà chờ xe bus, biển bảng trên nóc toà nhà hoặc trên các vật dụng đơn giản hơn như cốc giấy, hộp bánh,… thu hút sự tò mò của công chúng. Thương hiệu có thể tận dụng các yếu tố của môi trường và không gian xung quanh để tạo nên những mẫu quảng cáo độc đáo, phá cách, có thể triển khai ở cả ngoài trời lẫn trong nhà.
2. Tiếp thị phục kích (Ambush Marketing)
Ambush Marketing là một cuộc tấn công bất ngờ bởi ai đó đang chờ sẵn ở một vị trí ẩn nấp. Trong tiếp thị phục kích, một nhà tiếp thị sử dụng “phục kích” để chiếm thế thượng phong trước các đối thủ cạnh tranh bằng cách đánh cắp sự chú ý từ họ. Mặc dù hướng quảng cáo của đối thủ cạnh tranh có thể tốt hơn, nhưng nội dung vui nhộn hoặc thông minh sẽ giúp quảng cáo thu hút sự chú ý.
3. Tiếp thị đường phố (Street Marketing)
Street Marketing là nơi thương hiệu có thể biến đường phố thành bức tranh rực rỡ cho các ý tưởng chiến dịch điên rồ nhất. Marketing đường phố mang đến sự mới lạ, đưa các yếu tố mới vào một bối cảnh mà ít người để ý đến, trong khi Marketing môi trường xung quanh gửi thông điệp bằng cách sử dụng các đặc điểm thông thường nhưng mang khuynh hướng bất ngờ đặt tại bất kỳ nơi nào công chúng có thể tìm thấy.
4. Tiếp thị trải nghiệm (Experiential Marketing)
Experiential Marketing giúp thương hiệu tương tác kết nối với công chúng thông qua các trải nghiệm thực tế. Bí mật của marketing trải nghiệm nằm ở cảm xúc. Khách hàng sẽ chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ vì trải nghiệm cảm xúc mà chúng mang đến cho họ.
10+ Chiến dịch marketing du kích độc đáo nhất mọi thời đại
1. Chiến dịch Marketing du kích của Frontline
Frontline là một công ty chuyên cung cấp những sản phẩm cho chó mèo. Họ đã sử dụng chiến thuật marketing du kích độc đáo đó là bao phủ sàn của trung tâm mua sắm với quảng cáo cho sản phẩm xịt bọ chét. Bạn có thể nhìn vào bức ảnh bên dưới được chụp từ góc nhìn của khách hàng mua sắm ở những tầng bên trên. Những vị khách ở tầng sàn đi trên đó giống như những chú bọ chét nhỏ ở trên người chú chó. Bức ảnh này đã nhận được phản hồi vô cùng tích cực, khách hàng đã chụp lại và chia sẻ trên các trang mạng xã hội nổi tiếng.
2. Chiến dịch Marketing du kích của Folger
Tại New York, Folger đã sử dụng nhãn dán để biến những chiếc hố ga thành những chiếc ly cà phê. Và hơi nước đến từ những hố ga là cảnh người dân nhìn thấy thường xuyên trên đường. Sự kết hợp giữa nhãn dán và hơi nước của hố ga bốc lên đã biến thành một cảnh tượng đẹp, một quảng cáo vô cùng độc đáo và ý nghĩa khiến người ta sẽ nghĩ ngay đến Folger khi thấy một hố ga.
3. Chiến dịch Marketing du kích của Coca Cola
Coca Cola đã biến máy bán hàng tự động thành máy Hạnh Phúc (Happiness Machine). Người tiêu dùng sử dụng máy này được tặng chai Coke miễn phí, một bó hoa và thậm chí cả bánh pizza. Kết quả của chiến dịch này nhận được rất tích cực và tăng sự yêu mến thương hiệu.
Đọc thêm bài viết: Tổng hợp 30 chiến dịch marketing kinh điển đến từ thương hiệu toàn cầu - Phần 2
4. Chiến dịch Marketing du kích của Bia Tyskie
Quảng cáo bia Tyskie còn đơn giản hơn nhiều. Bằng cách đặt đề can xung quanh tay nắm cửa, khi ai đó mở cửa họ sẽ có cảm giác như đang nắm quai cốc bia. Mỗi ngày mà ra vô vài lần như thế nào chắc hẳn bạn sẽ không thể quên thương hiệu Tyskie trong tâm trí khách hàng. Một chiến lược tiếp thị bia Tyskie được cánh mày râu yêu thích.
5. Chiến dịch Marketing du kích của McDonald’s
Trên đường phố Thuỵ Sĩ, McDonald’s đã biến những vạch kẻ đường thô kệch trở thành những miếng khoai tây chiên vàng ươm hấp dẫn và thu hút sự chú ý của mọi người. Quảng cáo của McDonald’s chính là ví dụ kinh điển nhất về Marketing du kích sáng tạo nhất mọi thời đại.
6. Chiến dịch Marketing "tủ lạnh khổng lồ" của Heineken
Nhà sản xuất bia Heineken đã cho phát sóng đoạn một đoạn quảng cáo ấn tượng vào năm 2009, trong đó ghi lại cảnh một nhóm các bạn gái trẻ nhảy và hét lên đầy phấn khích khi thấy phòng thay đồ với rất nhiều quần áo và phụ kiện của nữ chủ nhà. Tại một phòng khác, những người đàn ông thậm chí còn phấn khích hơn thế khi bước vào bên trong chiếc tủ lạnh khổng lồ có kích thước như một căn phòng với những kệ dài chứa đầy bia Heineken ướp đá lạnh của ông chủ.
7. Chiến dịch Marketing du kích của Mr.Clean
Mr.Clean là công ty cung cấp các mặt hàng về thiết bị và chất tẩy rửa vệ sinh. Họ cũng dùng linh vật biểu tượng là ngài Clean, đó cũng là logo nổi tiếng và vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Không cần một từ ngữ nào, chỉ bằng một đường kẻ vạch trắng trên đường, thông điệp của Mr.Clean đã được truyền tải cho người xem. Mr.Clean làm sạch mọi bề mặt!
8. Chiến dịch Marketing du kích của Dumocalcin
Mượn những chiếc trụ cầu vượt hình xương khổng lồ, Dumocalcin quảng bá đến người tiêu dùng về sản phẩm Viên nén bổ sung canxi có thể nhai của mình. Ý tưởng quảng cáo sáng tạo của Dumocalcin cũng nêu bật tầm quan trọng của việc bổ sung canxi để giúp xương chắc khỏe hơn.
9. Chiến dịch Marketing du kích của Colgate
Để quảng bá công dụng làm răng siêu trắng một các hiệu quả của Colgate, thương hiệu này đã sử dụng biển quảng cáo có hình một khoang miệng khổng lồ. Kem đánh răng Colgate đóng vai trò như một ngọn đuốc soi sáng giúp những chiếc răng trở nên trắng sáng, như một lời khẳng định về chất lượng sản phẩm mà hãng đang phân phối trên thị trường.
10. Chiến dịch Marketing du kích của Bounty
Thương hiệu Bounty đã tạo nên một chiến dịch Marketing du kích gây ngạc nhiên cho người đi đường. Khăn giấy Bounty được đặt bên cạnh cốc cà phê khổng lồ bị đổ hay que kem đang chảy nước để nhắn nhủ với mọi người rằng “Có khăn giấy Bounty, ngại gì thấm ướt và vết bẩn”
>>> Có lẽ bạn nên biết: Các chuỗi cà phê Việt Nam tranh nhau “xuất ngoại”
Bài viết trên đã giải thích được cho câu hỏi Marketing du kích là gì rồi đúng không nào? Mong rằng với những kiến thức mà A-Connection chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng Marketing độc đáo cho doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn kinh doanh thành công!
- Cách quản lý hàng tồn kho thông minh cho doanh nghiệp nhỏ (26.09.2024)
- Làm thế nào để tận dụng tối đa diện tích kho chứa hàng? (26.09.2024)
- TOP 5 phương pháp quản lý kho hàng hiệu quả nhất hiện nay (24.09.2024)
- Làm thế nào để mở quán ăn vặt vỉa hè luôn đắt khách? (20.09.2024)
- Trung thu tại A-Connection: Trung thu cho nhân viên, tri ân và kết nối (18.09.2024)