Chiến lược marketing 7P của Vietjet Air - Bước đi đột phá trong ngành hàng không
Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt của các hãng bay, Vietjet đã nổi lên như một hãng hàng không giá rẻ tiên phong tại Việt Nam. Sự thành công của hãng không chỉ dựa vào mô hình kinh doanh hiệu quả mà còn phụ thuộc vào chiến lược marketing 7P của Vietjet đầy táo bạo và đột phá.
Giới thiệu tổng quan về Vietjet
VietJet tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Hàng không VietJet. Đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên với 100% vốn Việt Nam, gồm 3 cổ đông chính: Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh (HDBank).
Vietjet được được xếp hạng 7 sao về mức an toàn hàng không. Đây là một trong những mức cao nhất thế giới, được tổ chức uy tín chuyên đánh giá về an toàn và sản phẩm của các hãng hàng không toàn cầu. Trước đó, Vietjet từng đoạt giải “Hãng hàng không giá rẻ tốt nhất 2018 – 2019” .
Theo tạp chí Airfinance Journal, Vietjet nằm trong Top 50 hãng hàng không toàn cầu về hoạt động và sức khỏe tài chính năm 2018.
>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Bamboo Airway: Định hình thương hiệu hàng không 5 sao
Chiến lược Marketing 7P của Vietjet
Trên hành trình phát triển của mình, Vietjet đã xây dựng thương hiệu một cách mạnh mẽ và thu hút khách hàng. Để đạt được điều đó, chiến lược marketing 7P của Vietjet là một yếu tố quan trọng, không thể không nhắc đến.
1. Chiến lược Marketing 7P của Vietjet về sản phẩm (Product)
Hãng hàng không này đã sử dụng chiến lược sản phẩm với đa dạng dịch vụ cùng giá trị đi kèm. Qua đó nhằm đáp ứng và thỏa mãn tối đa nhu cầu của Khách hàng.
VietJet luôn mang lại cơ hội đi máy bay với chi phí tiết kiệm, cùng các dịch vụ bay an toàn, thân thiện và sang trọng cho người dân & khách quốc tế Việt Nam. Điểm cốt lõi trong chiến lược này là hướng đến việc phục vụ nhu cầu di chuyển và đi lại một cách nhanh chóng của khách hàng.
VietJet đã mở rộng các tuyến đường bay nội địa với hơn 37 đường bay, 30 chiếc Airbus A320-200s và 11 chiếc Airbus A321-200s. Bên cạnh đó là các dịch vụ check-in online, ứng dụng đặt vé và thanh toán online ngay trên điện thoại di động.
Hơn nữa, VietJet Air cũng có các dịch vụ đi kèm như: dịch vụ trên chuyến bay, dịch vụ vận chuyển hàng hóa/hành lý, dịch vụ đặc biệt, dịch vụ Skyboss, bảo hiểm du lịch VietJet TravelCare, bảo hiểm chỗ ngồi…
2. Chiến lược về giá (Price)
Điểm đặc biệt trong chiến lược marketing 7P của Vietjet Air là chiêu thức cạnh tranh giá vé rẻ để thu hút khách hàng. Hãng đã tối ưu hóa chi phí với 3 hạng vé:
– Promo: Hạng vé có mức giá khuyến mãi.
– Eco: Hạng vé tiết kiệm thông thường, có mức giá phù hợp với những người có thu nhập khá trở lên.
– Skyboss: hạng vé có mức phí cao nhất với những ưu đãi tương ứng.
Ngoài ra, trong chiến lược giá của VietJet, khách hàng có thể đặt chỗ và mua vé trực tuyến. Đây là phương thức không chỉ VietJet mà rất nhiều thương hiệu hàng không nội địa cũng áp dụng nhằm tối ưu hóa được chi phí nhân sự và chi phí hoạt động.
3. Chiến lược phân phối (Place)
Vietjet Air là hãng hàng không giá rẻ, tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ, năng động và những người có thu nhập trung bình. Họ là những người thành thạo công nghệ và có sở thích khám phá, du lịch thường xuyên với mức chi phí phù hợp.
VietJet đang ngày càng mở rộng các kênh phân phối của mình. Khách hàng khi muốn mua vé của VietJet có thể đặt vé qua hai hình thức Online và Offline.
Ngoài ra, hãng bay này cũng đa dạng hóa hình thức thanh toán trên website bằng thẻ tín dụng hoặc quét QR trên Mobile Banking, ví điện tử Momo. Khách hàng cungc ó thể thanh toán trực tiếp tại các phòng vé của Vietjet, các điểm thu hộ tại ngân hàng HDBank, ABBank hoặc hệ thống bưu điện VNPOST…
Hơn nữa, để tăng thêm tính linh hoạt cho khách hàng, VietJet cũng có chương trình thanh toán bay trước trả tiền sau với thủ tục đơn giản.
>>> Đọc thêm: Phân tích chiến lược 7P của Vietravel - Đại gia trong lĩnh vực du lịch
4. Quảng bá (Promotion) - Bước đi ngoạn mục trong chiến lược Marketing 7P của Vietjet
Vietjet Air thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi khủng nhằm khẳng định: Đây là hãng bay chuyên cung cấp các chuyến bay giá rẻ nội địa và quốc tế. Đặc biệt là vào thời điểm cuối năm, các dịp lễ là thời gian gia đình đoàn tụ, sum họp.
Có thể nói, VietJet đang từng bước tiến lại gần người tiêu dùng Việt trong công cuộc chinh phục thị trường hàng không vé giá rẻ.
5. Chiến lược Marketing 7P của Vietjet về nhân sự (People)
Vietjet đào tạo những nhân viên phù hợp với tiêu chuẩn ngành hàng không từ các trường đại học, cao đẳng. Nhân viên của hãng sẽ do các tổ chức đào tạo hàng không chuyên môn trong và ngoài nước hướng dẫn.
– Đồng phục: được thiết kế từ châu Âu. Dựa trên ý tưởng đồng phục của thiếu sinh quân trong đội vệ quốc quân năm xưa, với mũ calô, áo đỏ, quần sooc caro.
– Giá trị cốt lõi: An toàn – Vui vẻ – Giá rẻ – Đúng giờ.
– Văn hóa Vietjet: An toàn và chất lượng.
6. Quy trình, thủ tục của Vietjet (Process)
Khách hàng có thể tự làm thủ tục lên máy bay từ bất cứ thiết bị nào có nối mạng internet và website của Vietjet. Hành khách làm thủ tục trực tuyến có thể tự lựa chọn chỗ ngồi trên chuyến bay và các dịch vụ khác.
Hiện tại, quy trình làm thủ tục trực tuyến chỉ áp dụng cho các chuyến bay nội địa xuất phát từ 3 sân bay: Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng.
Khi đã hoàn tất việc làm thủ tục trực tuyến, hành khách chỉ cần thực hiện các quy sau: Gửi hành lý (nếu có), in thẻ lên máy bay, qua cửa kiểm tra an ninh, vào phòng chờ và lên máy bay. Chiến lược marketing 7P của Vietjet đã làm cho quy trình, thủ tục của đơn vị bay này trở nên nhanh gọn, thuận tiện, tiết kiệm cho khách hàng.
7. Chiến lược Marketing 7P của Vietjet đối với cơ sở vật chất (Physical Evidence)
Tính đến cuối tháng 12 năm 2016, Vietjet có tổng cộng 41 máy bay bao gồm 30 chiếc Airbus A320- 200s và 11 chiếc Airbus A321-200s. Tuổi thọ trung bình của những máy bay này là 3,03 năm, mỗi máy bay có 180-230 ghế với thiết kế phù hợp với mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ.
Ngoài ra, VietJet là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam và một số ít trong khu vực sở hữu dòng máy bay Sharklet A320 hiện đại, mới nhất của Airbus.
VietJet đã và đang cố gắng trang bị những trang thiết bị mới với thiết kế hình cờ Tổ quốc trên thân máy bay. Đồng thời đặt mục tiêu trở thành hãng hàng không thế hệ mới, mang phong cách an toàn, thân thiện và vui tươi đến khách hàng.
Chiến lược marketing 7P của Vietjet đã giúp hãng xác định được giá trị cốt lõi và tận dụng những cơ hội mới. Từ đó tạo nên một vị thế vững chắc trên bản đồ ngành hàng không so với đối thủ cạnh tranh. Đây là một bước đi táo bạo, mang lại thành công và sự phát triển bền vững cho hãng bay này trong tương lai.
>>> Dành cho bạn: Vận dụng hiệu quả chiến lược 7P trong Marketing du lịch
- Cách quản lý hàng tồn kho thông minh cho doanh nghiệp nhỏ (26.09.2024)
- Làm thế nào để tận dụng tối đa diện tích kho chứa hàng? (26.09.2024)
- TOP 5 phương pháp quản lý kho hàng hiệu quả nhất hiện nay (24.09.2024)
- Làm thế nào để mở quán ăn vặt vỉa hè luôn đắt khách? (20.09.2024)
- Trung thu tại A-Connection: Trung thu cho nhân viên, tri ân và kết nối (18.09.2024)