Vận dụng hiệu quả chiến lược 7P trong Marketing du lịch

Ngày nay, chiến lược 7P trong Marketing du lịch đang ngày càng phổ biến và được các doanh nghiệp áp dụng nhiều hơn. Vậy các công ty du lịch đã áp dụng chiến lược này như thế nào? Hãy cùng A - Connection tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Chiến lược 7P trong marketing du lịch

 

Chiến lược 7P trong marketing là gì? 

Chiến lược 7P trong marketing du lịch

7P trong lĩnh vực du lịch nói riêng và các ngành khác nói chung bao gồm các gồm 7 yếu tố thiết yếu. Cụ thể các yếu tố đó là: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh phân phối), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process (Quá trình), và Physical evidence (Bằng chứng hữu hình).

>>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Katinat: Hành trình chinh phục giới trẻ Sài Gòn

Ứng dụng chiến lược 7P trong Marketing du lịch

Chiến lược 7P trong marketing du lịch

Chiến lược 7P trong marketing du lịch giúp công ty xác định yếu tố cốt lõi và tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu. Thông qua hoạt động tìm kiếm của người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ đưa ra những sản phẩm phù hợp. Đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Product - Yếu tố đầu tiên của chiến lược 7P trong Marketing du lịch

Đối với ngành du lịch, sản phẩm có thể hữu hình hoặc vô hình. Vì thế, cảm nhận của khách hàng là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự đo lường chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Mức độ khách hàng hài lòng càng cao đồng nghĩa sản phẩm đó càng tốt.

Chiến lược 7P trong marketing du lịch

Du khách đánh giá sản phẩm qua các nhân tố kèm theo:

– Hướng dẫn viên du lịch.

– Chất lượng chỗ ở, nghỉ ngơi.

– Trang thiết bị, cơ sở vật chất.

– Chất lượng đồ ăn, thức uống trong suốt quá trình du lịch.

– Tuyến đường đi, vận chuyển…

Price (Giá cả)

Giá cả là yếu tố quyết định đến doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp du lịch. Việc định giá sản phẩm du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thực tế thị trường theo từng thời điểm, chất lượng sản phẩm, giá trị thương hiệu, đối tượng khách hàng,…

Chiến lược 7P trong marketing du lịch

Ngành du lịch định giá dựa trên hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất, phải thỏa mãn chiến lược tiếp thị bao gồm định vị sản phẩm, lợi tức dài hạn từ các khoản đầu tư, hiệu quả chi phí,... Cấp độ thứ hai liên quan đến các hoạt động chiến lược. 

Place (Địa điểm)

Một nguyên tắc mà doanh nghiệp phải nắm được, khách hàng càng gần vị trí của bạn, khả năng họ sử dụng dịch càng cao. Không ai đi hàng chục cây số chỉ để mua 1 sản phẩm. Chính vì điều đó nên áp dụng chiến lược 7P trong Marketing du lịch để nhận được kết quả tốt hơn.

Chiến lược 7P trong marketing du lịch

 

Đối với các sản phẩm du lịch là vô hình nên doanh nghiệp thường đầu tư vào xây dựng website. Qua đó giúp cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng. Đồng thời đỡ tốn thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

>>> Đọc thêm: Chiến lược Marketing Mix của Coca Cola: Ông hoàng xây dựng thương hiệu

Promotion - Chữ P quan trọng của chiến lược 7P trong Marketing du lịch

Chiến lược 7P trong marketing du lịch

Chữ P tiếp theo trong 7P là quảng cáo. Các chương trình quảng cáo sẽ cung cấp thông tin và thu hút khách du lịch tiềm năng. Nhưng trước khi lên một chiến dịch thì phải giải đáp được các câu hỏi sau: 

– Khách hàng đang hoạt động mạnh ở những kênh nào? 

– Khách hàng đang mong đợi những loại khuyến mãi nào? 

– Có cách nào để đổi mới với cách quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ không?

People (Yếu tố con người)

Chiến lược 7P trong marketing du lịch

Đây là yếu tố quyết định trong quá trình phân phối dịch vụ du lịch. Bởi con người tạo ra sản phẩm và cũng chính con người sẽ tiêu thụ sử dụng sản phẩm. Vì thế, các doanh nghiệp ngành du lịch luôn tuyển chọn và đào tạo nhân viên rất khắt khe. 

Process (Quy trình)

Các doanh nghiệp du lịch luôn đảm bảo rằng: tất cả các giai đoạn của quy trình trước khi cung cấp dịch vụ đến khách hàng đều được lên kế hoạch và thực hiện tốt nhất có thể.

Chiến lược 7P trong marketing du lịch

Ví dụ quy trình hoạt động của hầu hết các điều hành tour như sau:

– Cung cấp thông tin về tour: Thông tin liên quan đến tour phải đến được khách hàng tiềm năng. Từ đó, họ có thể tìm kiếm thông tin về chuyến du lịch đang mong muốn tiến hành.

– Thu thập thông tin điểm đến: Đây là một thao tác cần thiết để lập kế hoạch cho một chuyến tham quan du lịch.

– Liên lạc với các nhà cung cấp dịch vụ: Trước khi bán chuyến du lịch cho khách hàng, bạn phải ký hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau bao gồm: các công ty vận tải, khách sạn, xe đưa đón tham quan,...

– Lập kế hoạch và chi phí cho các chuyến tham quan: Khi các hợp đồng và sắp xếp được hoàn tất, các công ty bắt đầu lập kế hoạch và chi phí cho tour du lịch. Điều đó sẽ phụ thuộc vào các tour du lịch được chọn cũng như yêu cầu cá nhân.

– Đặt vé: Điều này thường liên quan đến hệ thống đặt chỗ trực tuyến và phần mềm đặt chỗ.

Physical Evidence (Điều kiện vật chất)

Đây là chữ P cuối cùng của chiến lược 7P trong marketing du lịch nhưng lại vô cùng quan trọng. Vì dịch vụ du lịch có đặc tính vô hình nên hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ cố gắng kết hợp các yếu tố hữu hình nhất định để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Chiến lược 7P trong marketing du lịch

Doanh nghiệp du lịch có thể làm nổi bật cơ sở vật chất từ feedback của khách hàng trước đây và tận dụng hình ảnh thực tế. Lợi thế về điều kiện vật chất tại điểm đến du lịch sẽ tác động đến sự hứng khởi của khách hàng. Từ đó giúp khách hàng dễ dàng ra quyết định hơn. 

 

Chiến lược 7P trong marketing du lịch khi vận dụng tốt sẽ mang đến những ưu thế vượt trội. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc xây dựng và phát triển đối với doanh nghiệp của mình.

 

>>> Tìm hiểu thêm: Chiến lược Marketing của The Coffee House và cách đánh bại đối thủ