Vòng đời của sản phẩm là gì? Phân tích vòng đời sản phẩm từ A-Z
Vòng đời của sản phẩm là một trong những yếu tố mà bất kể doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm khi tham gia vào một thị trường mới. Kể cả những doanh nghiệp lớn hay những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, dù sản phẩm vật lý hay dịch vụ đều không thể bỏ qua vòng đời sản phẩm. Vậy vòng đời của sản phẩm là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
>>> Đọc thêm: E-commerce Logistics là gì? Tiềm năng của E-commerce Logistics tại Việt Nam
Vòng đời của sản phẩm là gì?
Vòng đời của sản phẩm hay chu kỳ sống của sản phẩm là quy trình từ lúc bắt đầu lên ý tưởng cho tới khi thiết kế, phát triển, đưa sản phẩm ra ngoài thị trường, tới lúc sử dụng, bảo trì cho đến khi bị đào thải.
Từ thời điểm một sản phẩm được lên ý tưởng cho đến khi biến mất hoặc bị thay thế, nó sẽ trải qua 4 giai đoạn chính: giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái. Độ dài của từng giai đoạn này sẽ không cố định và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
4 Giai đoạn vòng đời của sản phẩm
Vòng đời của một sản phẩm sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính là giai đoạn giới thiệu, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn suy thoái. Cụ thể như sau:
1. Giai đoạn giới thiệu sản phẩm
Giai đoạn giới thiệu sản phẩm là giai đoạn đầu tiên của vòng đời sản phẩm. Sản phẩm sau khi nghiên cứu và phát triển sẽ được tung ra thị trường.
Những điểm cần chú ý vào giai đoạn giới thiệu sản phẩm như sau:
- Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp vẫn cần phải bỏ ra nhiều chi phí cho các hoạt động Marketing và quảng bá thương hiệu sản phẩm.
- Giá thành sản phẩm: Vì đã phải tốn nhiều tiền bạc cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), vậy nên giá thành của sản phẩm lúc này là rất cao.
- Doanh thu: Sản phẩm bắt đầu có doanh thu đầu tiên, nhưng số tiền thu về sẽ chưa đủ bù chi phí bỏ ra ban đầu.
Về cơ bản thì doanh nghiệp phải chịu lỗ trong giai đoạn đầu này.
- Thị trường hẹp: giai đoạn khởi đầu này có liên quan mật thiết tới các yếu tố về business để khai phá thị trường mới. Mỗi khách hàng đều là khách hàng mới, dẫn tới doanh số sẽ thấp, thị trường tiếp cận hẹp.
2. Giai đoạn tăng trưởng
Dấu hiệu để nhận biết sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng đó là lượng khách hàng lớn, sản phẩm được bán ra nhiều hơn, doanh số và doanh thu tăng trưởng.
Những điểm cần chú ý vào giai đoạn giới thiệu sản phẩm như sau:
- Nhận diện thương hiệu: nhờ những hoạt động tạo nhận diện thương hiệu trước đó nên ở giai đoạn này, khách hàng đã có thể nhận thức về thương hiệu.
- Doanh số tăng: có thể nhìn nhận rõ rệt ở giai đoạn tăng trưởng đó là khách hàng tăng dần tần suất mua hàng. Họ có thể đã sử dụng sản phẩm và ưu tiên sản phẩm khi có nhu cầu phát sinh. Chính vì thế, doanh số ở giai đoạn này trên mỗi đầu khách hàng tăng lên, đồng thời giúp doanh số tổng tăng trưởng theo.
-Chi phí giảm: Tăng doanh số đồng nghĩa với tăng nhu cầu về sản phẩm. Tăng nhu cầu nghĩa là tăng lượng sản xuất. Hệ quả là doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích về chi phí từ lợi thế kinh tế quy mô.
- Đối thủ cạnh tranh tăng: thương hiệu càng phổ biến, đại chúng thì đồng thời cũng dẫn tới nhiều đối thủ xuất hiện trên thị trường.
- Chiến thuật marketing: Doanh nghiệp thường tập trung nguồn lực để gia tăng tài sản thương hiệu (brand equity) và sự ưu tiên đối với thương hiệu (brand preference). Ngân sách sẽ được dồn nhiều vào quảng cáo (advertising), xây dựng nội dung trên môi trường digital (digital content) và PR để tạo ra tính gắn kết chặt chẽ với khách hàng.
3. Giai đoạn trưởng thành
Giai đoạn trưởng thành khi sản mức độ tăng trưởng chạm đỉnh trong vòng đời sản phẩm. Sản phẩm ở giai đoạn trưởng thành đã có chỗ đứng nhất định, vững chắc đối với khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng là lúc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ khó khăn hơn trong việc giữ thị phần cho mình.
Những điểm cần chú ý vào giai đoạn giới thiệu sản phẩm như sau:
- Chi phí thấp: so với mức độ đầu tư của 2 giai đoạn trước thì - giai đoạn trưởng thành có mức độ đầu tư thấp hơn.
- Giá thành ổn định: giá thành sản phẩm ở giai đoạn này tương đối ổn định, không quá cao, ít biến động.
- Doanh thu cao: doanh thu sản phẩm đạt mức đỉnh điểm, thu về lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Nhưng sau đó sẽ bị giảm mạnh, bạn cần lưu ý để có phương án triển khai tiếp theo phù hợp nhất.
- Đối thủ cạnh tranh nhiều: nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường dẫn đến số lượng đối thủ tăng dần. Thế nên, bạn cần có biện pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, có thể là đa dạng tính năng sản phẩm hoặc khác biệt hóa thương hiệu,…
- Chiến lược marketing: giai đoạn này sẽ tập trung nhiều hơn cho các hoạt động bán hàng trực tiếp, khuyến mãi.
4. Giai đoạn suy thoái
Đây là giai đoạn cuối của vòng đời sản phẩm, trước khi nó chính thức rời hẳn kệ hàng.
Những điểm cần chú ý vào giai đoạn giới thiệu sản phẩm như sau:
- Chi phí đầu tư: Để duy trì sức nóng của sản phẩm, doanh nghiệp buộc phải đầu tư chi phí lớn hơn để níu kéo người tiêu dùng tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình.
- Giá thành sản phẩm: Doanh nghiệp buộc phải hạ giá, đưa ra các chương trình khuyến mãi sản phẩm để kích thích nhu cầu mua sắm của những người tiêu dùng.
- Doanh thu giảm: Doanh thu sản phẩm đã giảm xuống rõ rệt so với các giai đoạn trước đó.
- Đối thủ cạnh tranh nhiều: Số lượng đối thủ cạnh tranh đạt ở mức cao nhất. Thị trường đạt đã đến mức bão hòa.
- Thị phần giảm: các sản phẩm của các doanh nghiệp có sự khác biệt nhất định nên thị phần sẽ được chia nhỏ. Nhiệm vụ của các bên là giữ và gia tăng thị phần của mình.
- Cải tiến sản phẩm: doanh nghiệp sẽ cố gắng đưa ra các ý tưởng mới để khác biệt hóa sản phẩm của mình so với đối thủ.
- Chiến lược marketing: Trọng tâm marketing chuyển sang nhiều hoạt động khuyến mại và bán hàng trực tiếp hơn. Các doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào việc chiếm lĩnh thị phần của đối thủ cạnh tranh bằng cách khiến khách hàng trung thành với thương hiệu. Ưu đãi cũng được cung cấp cho các nhà phân phối nhiều hơn để tăng không gian trưng bày của sản phẩm.
Làm sao để kéo dài vòng đời của sản phẩm
Bất kỳ cá nhân kinh doanh nào cũng mong muốn kéo dài vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên với thị trường cạnh tranh khốc liệt và tỷ lệ đào thải cao. Doanh nghiệp hẳn rất đau đầu trong việc giải quyết bài toán “Làm thế nào để kéo dài vòng đời sản phẩm”. A-Connection sẽ gợi ý cho bạn một vài cách phổ biến như sau:
Chiến dịch khuyến mãi, khuyến mại
Khuyến mãi khuyến mãi là hoạt động marketing được sử dụng khá phổ biến trong kinh doanh. Khi sản phẩm đã hết hot, các hãng này sẽ thường hạ giá qua các đợt khuyến mãi nhằm kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Để áp dụng chiến lược này hiệu quả nhất, sản phẩm phải thường là những mặt hàng có vòng đời ngắn như điện thoại thông minh, các sản phẩm về thời trang, túi xách, giày dép,….
Nghiên cứu cải tiến và phát triển sản phẩm
Khi sản phẩm đã không còn được thị trường ưa chuộng, doanh nghiệp cần suy xét giữa việc vứt bỏ sản phẩm và cải tiến sản phẩm. Như bạn cũng biết, để tạo ra một sản phẩm và đưa nó ra thị trường là cả một quá trình dài và tiêu tốn rất nhiều tiền bạc của doanh nghiệp. Vì thế thông thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn cải tiến sản phẩm để kéo dài vòng đời sản phẩm.
Ví dụ như sữa TH True Milk, đầu tiên họ cho ra mắt dòng sữa uống TH True Milk thông thường, có cả sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng. Sau đó họ cho ra mắt dòng sản phẩm sữa uống có nhiều hương vị hơn như vị dâu, vị cam, việt quất,... Sau đó họ lấn qua sữa chua uống, họ cho ra mắt những sản phẩm sữa chua có nhiều kích cỡ phù hợp cho cả trẻ em và người lớn,...
Quảng cáo sản phẩm
Để mang đến những sản phẩm chất lượng cho khách hàng, việc triển khai những chiến lược quảng cáo là điều hết sức cần thiết. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của thời buổi công nghệ 4.0, khách hàng vô cùng tinh tế trước những quảng cáo thổi phồng thương hiệu. Chính vì vậy, đội ngũ nhân viên Marketing cần có những chiến lược đột phá để cải thiện doanh số của doanh nghiệp.
Thay đổi bao bì sản phẩm
Người tiêu dùng càng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn về sản phẩm, do vậy doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng thì cần tạo được điểm nhấn cho sản phẩm. Điểm nhấn này có thể đến từ chất lượng, hình dáng bao bì sản phẩm,... Người tiêu dùng họ luôn thích những cái mới nên việc cải tiến bao bì là việc nên làm để giữ chân khách hàng. Giúp sản phẩm của mình không bị lu mờ trước sản phẩm của đối thủ.
Tìm kiếm thị trường mới
Việc mở rộng thị trường cũng là một trong những cách giúp kéo dài vòng đời sản phẩm. Những thị trường đã bão hoà thường sẽ không mang lại doanh số. Chính vì vậy, những chiến lược mở rộng thị trường sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.
Ví dụ điển hình về vòng đời của sản phẩm
Để giúp bạn hiểu sâu hơn khái niệm vòng đời của sản phẩm là gì và các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm. A-Connection sẽ đưa ra một ví dụ: “Vòng đời sản phẩm IPhone Apple”.
- Giai đoạn giới thiệu của iPhone Apple:
Khi mới gia nhập thị trường, IPhone sử dụng chiến lược giá hớt váng. Giá của tất cả các dòng sản phẩm IPhone luôn để ở mức giá cao nhất để duy trì tính độc quyền của quyền sở hữu. Người dùng iPhone sẽ không thích tất cả mọi người đều sở hữu một chiếc iPhone, đó là lý do tại sao mức giá này được giữ nguyên để chỉ thu hút một bộ phận khách hàng cao cấp. Trong giai đoạn giới thiệu, chi phí quảng cáo, bán hàng & tiếp thị thường cao.
- Giai đoạn tăng trưởng của iPhone Apple
Đây là thời điểm chất lượng sản phẩm được duy trì tốt để không phụ lòng khán giả. Liên quan đến tiếp thị, các công ty bắt đầu chi nhiều tiền hơn vào tiếp thị ngay bây giờ để vừa tiếp cận với nhiều đối tượng hơn cũng như trở thành thương hiệu được chú ý hàng đầu trong nhóm mục tiêu chính. Do sản phẩm, các bài đánh giá và các hoạt động tiếp thị, doanh số bán hàng dự kiến sẽ tăng mạnh trong giai đoạn tăng trưởng.
- Giai đoạn trưởng thành của iPhone Apple
Trong giai đoạn này, tốc độ gia tăng doanh số bán hàng có thể giảm nhưng doanh số bán hàng chung vẫn được duy trì ở một mức độ nhất định. Bởi thời điểm này, nhiều sản phẩm cạnh tranh gia nhập thị trường. Một số trong số chúng có thể là sản phẩm thực sự tốt, trong khi một số trong số chúng sẽ là bản sao của sản phẩm của chính bạn. Hiện tại, thế hệ iPhone tầm trung như iPhone 11, X sẽ trong giai đoạn chín muồi khi doanh số đã ổn định ít nhiều.
- Giai đoạn suy thoái của iPhone Apple
Đến giai đoạn này, khách hàng không còn quan tâm đến các mẫu sản phẩm iPhone cũ (iPhone 6, 7) bởi vì họ không cung cấp gì mới so với các sản phẩm khác hiện đang trong giai đoạn giới thiệu hoặc tăng trưởng. Một sản phẩm trong giai đoạn suy thoái đã trở nên lỗi thời về mặt công nghệ.
Hiểu được vòng đời của sản phẩm là gì và các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc theo dõi giám sát lộ trình của sản phẩm. Từ đó có những bước đi đúng đắn nhất để phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết, chúc bạn kinh doanh thành công.
>>> Đọc thêm: Brand safety là gì? Giải pháp an toàn thương hiệu cho doanh nghiệp
- Cách quản lý hàng tồn kho thông minh cho doanh nghiệp nhỏ (26.09.2024)
- Làm thế nào để tận dụng tối đa diện tích kho chứa hàng? (26.09.2024)
- TOP 5 phương pháp quản lý kho hàng hiệu quả nhất hiện nay (24.09.2024)
- Làm thế nào để mở quán ăn vặt vỉa hè luôn đắt khách? (20.09.2024)
- Trung thu tại A-Connection: Trung thu cho nhân viên, tri ân và kết nối (18.09.2024)