E-commerce Logistics là gì? Tiềm năng của E-commerce Logistics tại Việt Nam
E-commerce Logistics có lẽ không phải là một thuật ngữ quá xa lạ hiện nay. Công nghệ thông tin và thương mại điện tử phát triển, kéo theo ngành logistics cũng phát triển theo. Vậy E-commerce Logistics là gì? Có những mô hình E-commerce Logistics nào? Tiềm năng thị trường ra sao? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
E-commerce Logistics là gì
E-commerce Logistics là một thuật ngữ xuất hiện phổ biến nhất trong ngành logistics hay còn gọi là xuất nhập khẩu. E-commerce logistics là toàn bộ các hoạt động, việc làm cần triển khai để nhằm vận chuyển hàng hóa từ nơi cung cấp đến tay người mua, người tiêu dùng thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử.
Các loại E-commerce Logistics phổ biến
Các loại hình E-commerce Logistics phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
- Dịch vụ thu tiền: Hình thức này được các đơn vị bán lẻ và các cá nhân kinh doanh online sử dụng là chủ yếu. Phù hợp với việc vận chuyển hàng số lượng ít, giá trị không cao.
- Dịch vụ chuyển phát nhanh: Đây là ngách thị trường tiềm năng, phổ biến được đầu tư mạnh nhất hiện nay. Tại thị trường Việt Nam có khoảng 198 công ty chuyển phát nhanh quốc tế và 164 công ty chuyển phát nhanh trong nước. Đây quả thật không phải là một con số nhỏ với một ngách thị trường mới như E-commerce Logistics.
- Dịch vụ giao hàng chặng cuối: Đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh TMĐT, hợp tác với các thương hiệu lớn hiện nay như Shopee, Lazada, Tiki,...
>>> Tham khảo: Giải mã các cách định giá sản phẩm trong kinh doanh chuẩn nhất 2023
Vai trò của E-commerce Logistics tại Việt Nam
Tối ưu hóa giá trị của doanh nghiệp
Nhờ có E-commerce Logistics, giá trị của doanh nghiệp được được tối ưu và nâng cao cụ thể như sau:
- Giá trị giao tiếp: E-logistics giúp nâng cao sự hài lòng trong tiếp xúc giữa khách hàng với nhân viên, doanh nghiệp.
- Giá trị biểu tượng: Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng lên khi xây dựng và vận hành hệ thống E-commerce Logistics thành công.
- Giá trị dịch vụ: E-commerce Logistics giúp doanh nghiệp tối ưu được các hoạt động sửa chữa, bảo hành, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng…
- Giá trị sản phẩm: Thông qua e-logistics, các đặc điểm, chức năng và công dụng của sản phẩm sẽ được truyền tải đến khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng có 3 dòng chảy chính gồm dòng dòng tiền, dòng hàng hoá, dòng thông tin.
- Dòng tiền: E-commerce Logistics hỗ trợ và tối ưu quá trình thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp trong thương mại điện tử.
- Dòng hàng hóa: E-commerce Logistics hỗ trợ và tối ưu vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng, chất lượng và thời điểm.
- Dòng thông tin: E-commerce Logistics hỗ trợ và tối ưu quá trình giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận.
Hỗ trợ giao dịch và phân phối trực tuyến
Hoạt động E-commerce Logistics không còn phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp do khách hàng có thể truy cập các thông tin về hàng hóa và kết nối giao dịch thông qua mọi thiết bị di động có kết nối Internet như điện thoại di động, máy tính, laptop,… Điều này giúp các nhà bán lẻ và nhà sản xuất có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng và đáp ứng mong muốn mua hàng của khách hàng ngay lập tức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Điểm khác biệt giữa logistics truyền thống và E-commerce logistics
- Trong E-commerce Logistics nhu cầu vận chuyển thiếu ổn định và cũng không thể dự đoán được do số lượng khách hàng rất lớn nhưng với logistics truyền thống, nhu cầu về lô hàng là có thể dự đoán được.
- Số lượng hàng hóa: Với logistics truyền thống, khối lượng hàng hóa rất thấp vì một lượng lớn hàng hóa được gửi đến ít địa điểm hơn, như các cửa hàng bán sỉ, lẻ, nhà phân phối,... Còn E-commerce Logistics thì lại ngược lại, có thể vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn hơn.
- Về mục tiêu: Trong vận chuyển logistics truyền thống, thì mục tiêu sẽ nhắm vào hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhưng trong E-commerce Logistics thì tốc độ nhanh hơn và có thể đáp ứng kỳ vọng của khách hàng lại là mục tiêu phổ biến.
- Độ uy tín: E-commerce Logistics có độ uy tín và an toàn hơn logistics truyền thống. Với logistics truyền thống thì thông tin được thu thập thông qua fax, thủ tục giấy tờ và hệ thống thông tin quản lý (MIS). Còn với E-commerce Logistics thì thông tin được thu thập thông qua Internet, dữ liệu điện tử (EDI), tần số vô tuyến (RFID) và hệ thống thông tin tích hợp.
- Độ phức tạp: Trong hậu cần truyền thống thì ít phức tạp hơn trong việc thực hiện thương mại quốc tế nhưng trong với E-commerce Logistics thì mức độ phức tạp lớn hơn.
- Trong E-commerce Logistics có thể đặt hàng trực tiếp với các nhà phân phối và nhà sản xuất và cũng giúp tiếp cận nhiều người bán hơn trên toàn cầu nhưng trong trường hợp logistics truyền thống thì khó.
Như vậy, chắc hẳn bạn đã hiểu E-commerce Logistics là gì rồi đúng không nào? Đây thực sự là mô hình kinh doanh tiềm năng và hứa hẹn sẽ có nhiều bước đột phá hơn nữa trong tương lai. Hy vọng rằng bài viết này thực sự hữu ích với bạn, chúc bạn kinh doanh thành công.
>>>> Tìm hiểu thêm: Cảnh báo 5 hình thức gian lận nhà hàng phổ biến nhất hiện nay
- Cách quản lý hàng tồn kho thông minh cho doanh nghiệp nhỏ (26.09.2024)
- Làm thế nào để tận dụng tối đa diện tích kho chứa hàng? (26.09.2024)
- TOP 5 phương pháp quản lý kho hàng hiệu quả nhất hiện nay (24.09.2024)
- Làm thế nào để mở quán ăn vặt vỉa hè luôn đắt khách? (20.09.2024)
- Trung thu tại A-Connection: Trung thu cho nhân viên, tri ân và kết nối (18.09.2024)