Ngành Retail là gì? Các loại hình bán lẻ phổ biến tại Việt Nam hiện nay
Trong công việc và cuộc sống hằng ngày ta thường hay nghe đến từ Retail, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn chưa biết về cụm từ này. Vậy ngành Retail là gì?
Bài viết dưới đây, A-Connection sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Retail và các mô hình bán lẻ phổ biến tại Việt Nam hiện nay nhé!
Ngành Retail là gì?
Retail nghĩa là “bán lẻ”, đây là một mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ bán trực tiếp hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Trong mô hình này, nhà bán lẻ sẽ lấy sỉ sản phẩm với số lượng lớn cực kỳ lớn trực tiếp từ xưởng sản xuất hoặc qua trung gian thứ ba và bán lại cho khách hàng.
Vai trò của ngành Retail trong nền kinh tế
Sự ra đời của ngành Retail giúp các nhà sản xuất không bị phân tâm làm thế nào để đưa sản phẩm đến với khách hàng, có thể tập trung vào sản xuất sản phẩm.
Việc mua hàng hóa của người tiêu dùng trở nên dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian nhờ các cửa hàng bán lẻ. Vì ở đó có nhân viên bán hàng, có trang web mua sắm với các dịch vụ chăm sóc khách hàng vô cùng hiện đại từ hình ảnh, mô tả sản phẩm,…
Như vậy, khách hàng sẽ được thỏa mãn nhu cầu mua sắm với sản phẩm chất lượng cùng mức giá phù hợp vào đúng thời điểm.
Mô hình Retail cơ bản
Mô hình Retail cơ bản bao gồm: Nhà sản xuất > Nhà bán lẻ > Người tiêu dùng.
Trong đó, nhà sản xuất chịu trách nhiệm tạo ra các loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu thị trường. Còn người tiêu dùng sẽ là điểm đến cuối cùng của hàng hóa - nơi mà hàng hóa sẽ làm nhiệm vụ đáp ứng các nhu cầu của người đã mua nó.
Còn các nhà bán lẻ họ là trung gian đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Họ sẽ mua số lượng lớn hàng hóa từ nhà sản xuất sau đó bán lại với mức giá cao hơn cho người tiêu dùng để thu lợi nhuận.
Các loại hình Retail phổ biến hiện nay
1. Brick-and-mortar Retail
Đây là loại hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng vật lý. Thị phần của loại hình này vẫn chiếm thế chủ đạo với khoảng gần 75% tổng doanh số của toàn ngành Retail.
Những đại siêu thị như Walmart, hay siêu thị Co.op Mart tại Việt Nam là những ví dụ cho loại hình kinh doanh hay phân phối này.
2. Online hay eCommerce Retail
Được hiểu là bán lẻ thương mại điện tử, loại hình Retail này chiếm khoảng 25% thị phần còn lại trong ngành Retail, đang phát triển với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu.
Ở nhiều thị trường, doanh số bán lẻ thương mại điện tử còn cao hơn cả doanh số đến từ các cửa hàng vật lý truyền thống.
3. Mobile Retail
Đây là loại hình đề cập đến tất cả các giao dịch mua bán trên thị trường bán lẻ được thực hiện thông qua thiết bị di động.
Trên thực tế, Mobile Retail là 1 phần của eCommerce Retail (bao gồm cả PC, Tablet… Retail và Mobile Retail), tuy nhiên khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng điện thoại di động làm phương tiện giải trí và mua sắm chính, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng (app/platforms) thương mại điện tử, Mobile Retail dần được tách ra như là một loại hình kinh doanh Retail riêng.
Sự khác nhau giữa Retail, FMCG, Wholesaling
Trên đây là những chia những chia sẻ của A-Connection về khái niệm ngành Retail là gì và các loại hình Retail phổ biến hiện nay. Mong có thể giúp bạn có thêm kiến thức mới về lĩnh vực này nhé.
Xem thêm: FMCG là gì? Sự khác nhau giữa FMCG và ngành Retail
- Cách quản lý hàng tồn kho thông minh cho doanh nghiệp nhỏ (26.09.2024)
- Làm thế nào để tận dụng tối đa diện tích kho chứa hàng? (26.09.2024)
- TOP 5 phương pháp quản lý kho hàng hiệu quả nhất hiện nay (24.09.2024)
- Làm thế nào để mở quán ăn vặt vỉa hè luôn đắt khách? (20.09.2024)
- Trung thu tại A-Connection: Trung thu cho nhân viên, tri ân và kết nối (18.09.2024)