Làm cách nào để quản lý xưởng may hiệu quả?

Ngành may mặc là một trong các ngành công nghiệp xuất khẩu trọng điểm của nước ta. Nhưng đây cũng là một ngành thuộc top khó quản lý xưởng may nhất do những đặc thù trong trong quy trình sản xuất. Đòi hỏi nhà quản lý phải có trình độ cao và kinh nghiệm giỏi. 

 

Làm thế nào để quản lý xưởng may hiệu quả? là câu hỏi khiến nhiều nhà quản lý bận tâm. Bởi đặc thù của ngành may mặc phải trải qua nhiều công đoạn, việc bóc tách vấn đề định mức trong quản lý không hề dễ. Trong bài viết dưới đây, A-Connection cùng bạn tìm hiểu về cách quản lý xưởng may mặc hiệu quả.

cách quản lý xưởng may hiệu quả

 

Đánh giá năng lực sản xuất của xưởng may dựa trên đơn hàng

 

Cách quản lý xưởng may mặc theo năng lực sản xuất đòi hỏi việc đánh giá kỹ lưỡng về nguồn lực nhân công, cơ sở vật chất, và đội ngũ quản lý. Cụ thể: 

 

- Nhân công: Xưởng may cần đảm bảo đủ số lượng và chất lượng của nhân công. Đặc biệt, thợ may cần có tay nghề trong ngành may mặc và việc tuyển dụng một lượng lớn nhân công là cần thiết nếu như doanh nghiệp có đơn đặt hàng với số lượng lớn. Điều này giúp rút ngắn thời gian giao hàng cho khách và xử lý đơn hàng mới một cách hiệu quả.

 

- Cơ sở vật chất: Việc quản lý xưởng may đi không chỉ là quản lý con người mà còn quản lý môi trường làm việc, máy móc may vá, bàn cắt, công cụ lao động và công nghệ sản xuất tiên tiến. 

 

- Đội ngũ quản lý: Để duy trì và tối ưu hóa hoạt động sản xuất thì đội ngũ quản lý phải mạnh chuyên môn, giỏi năng lực.  Họ cần đánh giá khả năng tổ chức sản xuất và điều kiện cơ sở để đảm bảo hoàn thành các đơn hàng đã giao và đề xuất phương án mới nếu cần.

 

cách quản lý xưởng may hiệu quả

 

 

Quản lý quá trình bóc tách định mức trên từng sản phẩm

 

Để quản lý hiệu quả quá trình bóc tách định mức cho từng sản phẩm trong ngành dệt may, cần tiến hành việc quản lý vật tư và sản phẩm cho mỗi công đoạn sản xuất một cách tỉ mỉ. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn có đủ vật tư cần thiết cho từng công đoạn và việc sản xuất diễn ra suôn sẻ mà không bị gián đoạn do thiếu hụt vật tư hoặc dự trù không chính xác về tiêu hao cho sản xuất.

 

cách quản lý xưởng may hiệu quả

 

Quản lý xưởng may dựa trên các công đoạn sản xuất

 

Để cho ra một sản phẩm hoàn thiện, phải trải qua nhiều công đoạn và diễn ra theo dây chuyền liền mạch. Nhà quản lý đóng vai trò giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm và hiệu quả của từng “chuyền”. 

 

Công đoạn Thiết Kế Sản Phẩm

 

Đầu tiên, người thiết kế sẽ phác thảo các sản phẩm dựa trên yêu cầu của khách hàng. Sau đó tiến hành làm mẫu và gửi sản phẩm thiết kế cho khách hàng xem. Nếu được chấp nhận thì nguyên liệu sẽ được chuẩn bị và quá trình sản xuất bắt đầu. 

 

Công đoạn Cắt Vải

 

Công đoạn cắt vải đặc biệt quan trọng, vì sai sót ở đây có thể ảnh hưởng đến các khâu sau đó. Việc cắt vải thường được thực hiện đồng loạt, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ năng điều khiển máy cắt. Người quản lý cần phân chia nhân lực một cách hợp lý và giám sát quá trình cắt vải của công nhân. 

 

cách quản lý xưởng may hiệu quả

 

 

Công đoạn May Rập theo Dây Chuyền

 

Ở công đoạn này, người thợ may bắt đầu may theo các mẫu vải đã được cắt. Mỗi người sẽ đảm nhiệm một công đoạn nhỏ hơn trong khâu này. Người quản lý xưởng may cần theo dõi chặt chẽ quy trình làm việc, cách làm của thợ may để ngay lập tức sửa chữa nếu có bất kỳ lỗi nào xuất hiện để tránh sai sót trong sản phẩm cuối cùng.

 

Công đoạn Hoàn Thiện và Kiểm Tra Thành Phẩm

 

Sau khi sản phẩm được hoàn thiện sẽ trải qua các bước cuối cùng bao gồm ủi, kiểm tra chất lượng và đóng gói. Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi sản phẩm được gửi đến tay khách hàng. Do đó, việc kiểm tra cẩn thận, đảm bảo yêu cầu/ tiêu chuẩn đúng như hợp đồng đã ký với khách hàng sẽ là mấu chốt đánh dấu đơn hàng đó thành công hay không.

 

Quản trị con người - yếu tố quyết định hiệu quả của một xưởng may

 

Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, quản trị con người luôn là điều cần được quan tâm nhất. Đối với xưởng may mặc, quản trị con người chính là quản lý công nhân trong xưởng. Một nhà quản lý giỏi sẽ có những phương pháp thúc đẩy tinh thần làm việc tốt cho công nhân, giúp họ làm việc tối đa năng suất, hạn chế sai sót trong quá trình làm việc.

 

cách quản lý xưởng may hiệu quả 

 

 

Dĩ nhiên, quản lý cần linh hoạt giữa sự nghiêm khắc và sự mềm mỏng để khuyến khích lao động. Nghiêm khắc tuân theo quy định của doanh nghiệp đã đề ra trong quá trình làm việc và mềm mỏng - khuyến khích, cổ vũ tinh thần bằng những phần thưởng kịp thời nếu nhân viên đạt KPI. 

 

Thường xuyên kiểm kê kho hàng & đánh giá năng xuất xưởng may

 

Thường xuyên kiểm kê hàng hóa và đánh giá năng suất của xưởng may là một phần quan trọng trong việc quản lý xưởng may. Giúp nhà quản lý theo dõi tiến độ công việc và đảm bảo hiệu suất làm việc ổn định. Nếu xưởng đang vận hành trơn tru, bạn có thể khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn nữa. Nhưng ngược lại, nếu tiến trình sản xuất bị chậm so với kế hoạch, bạn cần cũng cần xem xét cách nào đó tối ưu hóa hiệu suất.

 

 

cách quản lý xưởng may hiệu quả

 

Việc kiểm kê thường xuyên cũng giúp ngăn chặn thất thoát hàng hoá và phát hiện sản phẩm bị hỏng hoặc hư hại do lưu trữ không tốt. Điều này giúp duy trì chất lượng của hàng hóa và tối ưu hóa quá trình sản xuất trong xưởng may.

 

Cách quản lý xưởng may dễ dàng bằng phần mềm và báo cáo chuyên dụng

 

Hệ thống báo cáo là một phần thiết yếu trong quản lý doanh nghiệp dệt may. Nhà quản lý xưởng may mặc nên lập các báo cáo theo các khoảng thời gian nhất định để theo dõi tình hình kinh doanh. Những dòng báo cáo này không chỉ giúp theo dõi doanh thu, chi phí, sản xuất thực tế, hàng tồn kho mà còn giúp người quản lý nắm rõ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

 

 

cách quản lý xưởng may hiệu quả

 

Việc này càng trở nên dễ dàng hơn nếu nhà quản lý sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý xưởng may mặc vào công việc. Quản lý xưởng may bằng phần mềm theo dõi hằng ngày có nhiều lợi ích như:

 

- Tối ưu hóa quy trình sản xuất, giúp tăng năng suất và giảm thời gian chờ đợi. 

- Đánh giá hiệu suất.

- Quản lý tồn kho.

- Quản lý đơn đặt hàng và quá trình mua sắm.

- Tạo báo cáo.

- Dễ dàng truy cập và cập nhật thông tin.

- Phần mềm giúp giảm thiểu sai sót do con người, bao gồm việc nhập liệu sai, tính toán sai số lượng nguyên liệu, hoặc quên cập nhật thông tin quan trọng.

 

>>> Hữu ích: Tìm hiểu tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng chế biến thủy hải sản 2023

 

Lời kết

 

Vậy là trong bài viết này, chúng ta đã thảo luận về cách quản lý xưởng may hiệu quả. Quản lý một xưởng may là một công việc phức tạp đòi hỏi sự tập trung, kiên nhẫn và khả năng tổ chức sáng tạo của nhà quản lý. Từ việc quản lý nguồn lực, quản lý quy trình sản xuất, đến việc kiểm kê kho hàng và sử dụng phần mềm quản lý, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo một xưởng may hoạt động hiệu quả và lợi nhuận.

 

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn trang bị thêm nhiều kiến thức hay, phục vụ tốt cho công việc của bạn. Nếu có ý kiến đóng góp cho bài viết, bạn hãy để lại ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi luôn tôn trọng và ghi nhận mọi ý kiến đóng góp từ bạn!