Chiến lược 7P trong marketing ngân hàng - Cách tiếp cận khách hàng hiệu quả

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc áp dụng chiến lược 7P trong marketing ngân hàng là một phương pháp hiệu quả để xây dựng sự thành công và tạo lòng tin tưởng từ khách hàng. Chiến lược này đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ được cung cấp đáp ứng đúng nhu cầu thực tế. Đồng thời củng cố hình ảnh cho ngân hàng.

Chiến lược 7P trong marketing ngân hàng

Marketing ngân hàng là gì? 

Marketing ngân hàng là quá trình mà ngân hàng hướng mọi nỗ lực để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng một cách chủ động nhất. Từ đó sẽ giúp đạt được những mục tiêu kinh doanh đề ra. Đây là phương pháp quản trị và phục vụ khách hàng để đáp ứng môi trường kinh doanh. Chiến lược Marketing cho ngân hàng vô cùng quan trọng. Đồng thời nó thường mang đặc trưng của mô hình Marketing dịch vụ.

Chiến lược 7P trong marketing ngân hàng

Chiến lược 7P trong marketing ngân hàng gồm các yếu tố nào?

7P trong Marketing ngân hàng giúp xác định cốt lõi và tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu. Thông qua hoạt động tìm kiếm của người tiêu dùng để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng. 7P bao gồm các yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (Cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ Marketing).

>>> Dành cho bạn: Chiến lược Marketing 7P của Vietject Air - Bước đi đột phá trong ngành hàng không

1. Product (Sản phẩm) - Yếu tố đầu tiên của chiến lược 7P trong Marketing ngân hàng

Đó là dịch vụ và sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Nó bao gồm các sản phẩm vay, tiết kiệm, thanh toán, đầu tư, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, thẻ tín dụng và nhiều hơn nữa.

Chiến lược 7P trong marketing ngân hàng

Ngân hàng cần phải đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua việc phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hữu ích. Từ đó làm hài lòng và giữ chân người tiêu dùng.  

2. Price (Giá cả)

Ở chiến lược 7P trong marketing ngân hàng, chỉ có chiến lược giá là hướng thẳng đến mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Đó chính là các chi phí và phí dịch vụ mà ngân hàng đặt ra để khách hàng phải trả khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của họ.

Chiến lược 7P trong marketing ngân hàng

Chính sách giá cả được ngân hàng thiết lập nhằm đảm bảo tính cạnh tranh và đáp ứng được giá trị mà khách hàng mong đợi từ dịch vụ ngân hàng.

3. Place (Địa điểm)

Chiến lược 7P trong marketing ngân hàng

Đây là nơi khách hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng phải có mạng lưới chi nhánh rộng khắp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách thuận tiện và dễ dàng. Ngoài ra, các ngân hàng cũng  cung cấp các kênh giao dịch trực tuyến và dịch vụ điện tử để gia tăng sự tiện lợi cho khách hàng.

 

Tại Việt Nam, các ngân hàng hiện nay đang chú trọng phát triển ngân hàng số qua website và ứng dụng. Trong đó phải kể đến Cake, Timo của VPBank, Sacombank Pay của Sacombank, MyVIB của VIB,...

>>> Đọc thêm: Chiến lược Marketing của Bamboo Airway: Định hình thương hiệu hàng không 5 sao

4. Promotion (Khuyến mãi) - Chữ P quan trọng của chiến lược 7P trong Marketing ngân hàng

Ngân hàng phải có chiến lược quảng cáo và truyền thông hiệu quả về các sản phẩm và dịch vụ của mình tới khách hàng tiềm năng. Quảng cáo có thể được thực hiện thông qua các kênh truyền thông truyền thống như truyền hình, radio, báo chí, hoặc qua các kênh truyền thông kỹ thuật số như mạng xã hội và trang web.

Chiến lược 7P trong marketing ngân hàng

Hiện tại các ngân hàng Việt Nam đang dần chuyển sang ngân hàng số nên việc thu hút người dùng rất quan trọng. Thế nên các ngân thường tiến hành các hoạt động quảng cáo quảng cáo để thuyết phục người dùng tải ứng dụng. điển hình là các chương trình truyền thông hướng đến khách hàng giới trẻ như: “Easy as Cake” của VPBank, “Ngân hàng có cá tính riêng” của TPBank,... 

5. People (Yếu tố con người) 

Nhân viên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng và tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Họ cần được đào tạo và trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ phục vụ tốt để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Chiến lược 7P trong marketing ngân hàng

Tại Việt Nam, một số ngân hàng đã bị dính “tai tiếng” do thái độ của nhân viên. Từ đó gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh thương hiệu của ngân hàng. Vì thế, việc đào tạo và chọn lọc nhân sự vô cùng quan trọng. 

6. Quy trình (Process)

Ngân hàng phải có quy trình cụ thể để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Quy trình này phải được thực hiện một cách linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Chiến lược 7P trong marketing ngân hàng

7. Cơ sở vật chất (Physical Evidence)

Đây là chữ P cuối cùng của chiến lược 7P trong marketing ngân hàng nhưng lại vô cùng quan trọng. Vì dịch vụ ngân hàng có đặc tính vô hình nên hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ cố gắng kết hợp các yếu tố hữu hình nhất định để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Chiến lược 7P trong marketing ngân hàng

Đó là các yếu tố vật chất mà khách hàng có thể nhìn thấy, chạm vào hoặc trải qua khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Ví dụ điển hình là: không gian văn phòng, thiết kế bảng hiệu, logo, thẻ ATM, ấn phẩm quảng cáo, ứng dụng... Mọi yếu tố này cùng nhau tạo ra ấn tượng ban đầu và đánh giá của khách hàng.

Chiến lược 7P trong marketing ngân hàng là một công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp tài chính đạt được mục tiêu kinh doanh. Bằng cách kết hợp hài hòa các yếu tố 7P, các ngân hàng có thể tạo ra một trải nghiệm tốt cho người dùng. Từ đó tăng sự uy tín, lòng tin và sự trung thành của khách hàng.

>>> Xem thêm: Phân tích chiến lược Marketing 7P cùa KFC và sự thành công tại Việt Nam