Chiến lược 7P là gì? Ứng dụng vào quy trình marketing thương hiệu
Chiến lược 7P là một công cụ hữu ích để giúp các doanh nghiệp phát triển và triển khai các hoạt động marketing hiệu quả. Bằng cách xem xét và điều chỉnh các yếu tố trong mô hình 7P, thương hiệu có thể tạo ra một chiến lược marketing phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Qua đó đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Chiến lược 7P là gì?
Chiến lược 7P là một mô hình marketing hỗn hợp, được sử dụng để giúp các doanh nghiệp phát triển và triển khai chiến lược marketing của họ.
Chiến lược 7P trong marketing bao gồm các gồm các yếu tố thiết yếu được sử dụng để quảng bá thương hiệu. Cụ thể: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh phân phối), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process (Quá trình), và Physical evidence (Bằng chứng hữu hình).
>>> Xem thêm: Chiến lược 7P của Vietnam Airlines trong Marketing: Anh Cả ngành hàng không Việt Nam
Ứng dụng 7P vào quy trình marketing thương hiệu
Chiến lược 7P trong marketing giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu. Thông qua hoạt động tìm kiếm của người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ đưa ra những sản phẩm phù hợp. Đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
1. Chiến lược 7P về Product (Sản phẩm)
Sản phẩm được cho là giá trị cốt lõi của mọi doanh nghiệp. Bao gồm sản phẩm hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ).
Các chuyên gia marketing đã chia sản phẩm thành 3 phiên bản sản phẩm khác nhau:
– Sản phẩm cốt lõi: Chính là những sản phẩm vô hình. Chúng ta không thể chạm, nắm hay có bất cứ cảm nhận vật lý nào về nó. Các lợi ích sản phẩm cốt lõi đem lại giúp tạo nên giá trị cốt lõi cho người dùng.
– Sản phẩm thực: Chính là những sản phẩm hữu hình, chúng ta có thể cảm nhận vật lý về sản phẩm này.
– Sản phẩm gia tăng: Chính là những sản phẩm giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm này sẽ bao gồm nhiều giá trị gia tăng mà khách hàng phải trả thêm hoặc không.
Các yếu tố chính của sản phẩm trong marketing có thể khác nhau. Tuy nhiên, thương hiệu nên đầu tư các nguồn lực tốt vào những yếu tố sau:
– Chất lượng: Chất lượng sản phẩm tốt giúp việc tiếp thị và bán hàng dễ dàng hơn rất nhiều.
– Hình ảnh: Tạo nên cái nhìn về sản phẩm của khách hàng đối với doanh nghiệp.
– Thương hiệu: Được liên kết chặt chẽ với “hình ảnh”. Đây là câu chuyện thương hiệu được xây dựng xung quanh sản phẩm. Đồng thời là cách nó kết hợp với hình ảnh thương hiệu để phát triển rộng lớn hơn.
– Tính năng: Các tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp cần chú trọng nhiều đến USP và lợi ích cho khách hàng.
– Các biến thể: Các phiên bản khác nhau của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, đối tượng mục tiêu mà bạn nhắm đến và cách bạn tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác.
>>> Xem thêm: Chiến lược 7P của Shopee: Hành trình marketing giúp xây dựng thương hiệu dẫn đầu ngành TMĐT
2. Chiến lược 7P về Price (Giá cả)
Để có thể cạnh tranh với đối thủ hiệu quả, tăng doanh thu cho đơn vị thì giá cả phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Bởi nó là yếu tố duy nhất tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Đồng thời là điểm mấu chốt của chiến lược 7P trong marketing.
Để đưa ra mức giá phù hợp, nhãn hàng phải cân nhắc những điều sau đây trước khi lập chiến lược giá cho sản phẩm của mình:
– Định vị: Doanh nghiệp phải thấy được sản phẩm, dịch vụ hoặc định vị thương hiệu của mình ở đâu trên thị trường
– Cạnh tranh: Giá của sản phẩm đối thủ, hình ảnh nhãn hiệu sản phẩm của đối thủ và chất lượng cạnh tranh của sản phẩm được cung cấp.
– Biện minh: Thương hiệu phải chứng minh được số tiền mà khách hàng chi ra để mua sản phẩm của mình là hoàn toàn xứng đáng.
– Giảm giá: Việc giảm giá nên có chiến lược và được lập kế hoạch để tối đa hóa sở thích, nhu cầu và doanh số bán hàng – không phải để dọn các mặt hàng không mong muốn ra khỏi kệ.
– Tín dụng: Nhãn hàng có định cung cấp các tùy chọn tín dụng để thực hiện các giao dịch mua lớn và chi phí dễ quản lý hơn cho khách hàng của mình không?
– Phương thức thanh toán: Thương hiệu sẽ cung cấp cho khách hàng mục tiêu của mình những phương thức thanh toán nào?
– Các yếu tố miễn phí hoặc giá trị gia tăng: Thương hiệu sử dụng phần thưởng miễn phí và ưu đãi để làm tăng giá trị thỏa thuận cho khách hàng tiềm năng của mình.
3. Chiến lược 7P về Place (Địa điểm)
Place ngoài ý nghĩa là địa điểm, trong marketing từ này còn có nghĩa là kênh phân phối hoặc trung gian. Đây chính là nơi giúp hàng hóa/dịch vụ được chuyển từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng.
Dưới đây là 3 chiến lược về phân phối sản phẩm/dịch vụ mà các doanh nghiệp thường ứng dụng. Cụ thể:
– Phân phối rộng rãi: Đối với chiến lược này, doanh nghiệp cần tìm đến càng nhiều điểm tiêu thụ càng tốt. Mục tiêu của chiến lược phân phối rộng rãi nhằm quảng quáng sản phẩm và tăng sự hiện diện của sản phẩm đến khách hàng mục tiêu ở bất cứ đâu mà họ đến.
– Phân phối độc quyền: Theo chiến lược này, nhà sản xuất sẽ không bán sản phẩm rộng rãi mà chỉ phân phối độc quyền cho đại lý mà họ chọn. Từ đó, đảm bảo hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp mình. Thông thường chiến lược này chỉ áp dụng cho những sản phẩm nằm trong phân khúc cao cấp.
– Phân phối chọn lọc: Các kênh phân phối sẽ được chọn lọc một cách kỹ lưỡng và chỉ có một vài cửa hàng tại điểm nhất định mới được phân phối sản phẩm.
4. Chiến lược 7P về Promotion (Quảng bá)
Promotion hay còn gọi là quảng bá sản phẩm. Bao gồm: quan hệ công chúng, quảng cáo, chiến lược khuyến mãi, bán hàng cá nhân. Mục tiêu chính của việc quảng bá là giúp cho khách hàng biết được lý do tại sao họ cần sản phẩm và nên trả mức giá nhất định để sử dụng nó.
Dưới đây là một số yếu tố giúp cho quá trình quảng bá được hiệu quả, đạt kết quả cao:
– Tiếp thị đa kênh: Thương hiệu phải có mặt trên các kênh quan trọng nhất đối với khách hàng mục tiêu mà sản phẩm đang hướng đến.
– Trải nghiệm được cá nhân hóa: Doanh nghiệp càng tạo ra nhiều trải nghiệm phù hợp cho người dùng thì thông điệp của nhãn hàng càng trở nên hấp dẫn. Từ đó có nhiều khách hàng “gắn bó” với thương hiệu hơn.
– Tiếp thị và bán hàng tích hợp: Các thương hiệu ngày nay thường tích hợp giữa chiến lược tiếp thị và bán hàng để ngăn chặn việc khách hàng tiềm năng thất lạc trong từng kênh.
– Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng: Thương hiệu phải dành đủ nguồn lực để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng – đặc biệt là việc giữ chân khách hàng.
– Xây dựng thương hiệu: Người tiêu dùng luôn muốn có những trải nghiệm tốt nhất vào những thương hiệu mà họ chọn. Chính vì thế, việc làm thế nào để xây dựng một thương hiệu tốt, đáp ứng được nhu cầu của người dùng là điều mà các doanh nghiệp cần thực hiện.
– PR: Là một công cụ vô giá để xây dựng, duy trì và thậm chí thay đổi hình ảnh thương hiệu của bạn.
– Tự động hóa: Khi khối lượng công việc tiếp thị kỹ thuật số tăng lên, các thương hiệu cần tự động hóa nhiều tác vụ lặp đi lặp lại để quản lý thành công các chiến dịch đa kênh. Từ đó duy trì chi phí và đạt được mức tăng trưởng nhanh nhất có thể.
5. Chiến lược 7P về People (Con người)
People - Con người bao gồm cả thị trường mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Họ là một phần không thể thiếu trong chiến lược 7P của marketing.
Trong chiến lược 7P, People đề cập đến những người trong doanh nghiệp. Họ trực tiếp hoặc gián tiếp tương tác với khách hàng. Cụ thể:
– Nhà tiếp thị: Cần những nhân sự tài năng để đáp ứng công việc phù hợp ở mọi vị trí trong nhóm tiếp thị của doanh nghiệp.
– Thành viên nhóm bán hàng: Đây là những người trực tiếp làm việc và chốt giao dịch với khách hàng.
– Nhóm dịch vụ khách hàng: Các cá nhân được giao nhiệm vụ giữ cho khách hàng luôn hài lòng.
– Tuyển dụng: Việc tuyển dụng những tài năng tốt nhất bắt đầu bằng việc có những nhân sự tuyển dụng chất lượng.
– Đào tạo & kỹ năng: Những người chịu trách nhiệm đảm bảo tất cả các thành viên tuân thủ các đặc tính thương hiệu và đáp ứng các yêu cầu công việc khi thực hiện.
– Người quản lý: Những người có kỹ năng quản lý nhóm, phân bổ công việc hợp cho từng nhân sự, nhờ đó giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra.
6. Chiến lược 7P về Process (Quy trình)
Process – Quy trình trong marketing của chiến lược 7P là một yếu tố quan trọng. Bởi hệ thống và quy trình tổ chức ảnh hưởng đến việc triển khai dịch vụ. Bao gồm:
– Giao hàng tận nơi cho khách hàng
– Phân phối từ đầu đến cuối doanh nghiệp
– Dịch vụ khách hàng
– Giải pháp
– Khuyến khích
– Trả hàng & hoàn tiền
– Phản hồi
– T & Cs
7. Chiến lược 7P về Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)
Chữ P cuối cùng trong chiến lược 7P của marketing là bằng chứng hữu hình. Yếu tố này được sử dụng để chỉ các mặt hàng thực tế và các hình thức tương tác: sản phẩm, cửa hàng, biên nhận, bao bì, túi xách và các mặt hàng có nhãn hiệu khác có thể nhìn thấy và chạm vào.
Đối với một nhà hàng: Bằng chứng hữu hình có thể ở dạng môi trường xung quanh, đồng phục của nhân viên, thực đơn và đánh giá trực tuyến để chỉ ra trải nghiệm có thể mong đợi.
Đối với một đại lý: bản thân trang web lưu giữ bằng chứng vật chất có giá trị – từ lời chứng thực đến các nghiên cứu điển hình. Đồng thời là các hợp đồng mà các doanh nghiệp được cung cấp.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Katinat: Hành trình chinh phục giới trẻ tại Sài Gòn
Bài viết trên đã giải đáp được: Chiến lược 7P là gì? Mong sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!
- Cách quản lý hàng tồn kho thông minh cho doanh nghiệp nhỏ (26.09.2024)
- Làm thế nào để tận dụng tối đa diện tích kho chứa hàng? (26.09.2024)
- TOP 5 phương pháp quản lý kho hàng hiệu quả nhất hiện nay (24.09.2024)
- Làm thế nào để mở quán ăn vặt vỉa hè luôn đắt khách? (20.09.2024)
- Trung thu tại A-Connection: Trung thu cho nhân viên, tri ân và kết nối (18.09.2024)