Chiến lược 7P của Shopee - Hành trình marketing giúp xây dựng thương hiệu dẫn đầu ngành TMĐT

Chiến lược 7P của Shopee trong marketing đã giúp thương hiệu này trở thành một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Trang thương mại điện tử này có hơn 100 triệu người dùng và doanh thu hàng tỷ đô la mỗi năm.

Chiến lược 7P của shopee

Giới thiệu tổng quan về Shopee

Shopee là một ứng dụng mua sắm trực tuyến và sàn giao dịch điện tử được thành lập vào năm 2015 bởi tập đoàn SEA. Đây là một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn.

Chiến lược 7P của shopee

Shopee hiện cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ. Bao gồm: thời trang, điện tử, gia dụng, đồ ăn, thức uống,... Đồng thời, trang này cũng cung cấp các chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn. Qua đó, giúp người dùng tiết kiệm chi phí khi mua sắm.

Shopee hiện đang có mặt tại 7 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore và Đài Loan. 

>>> Xem thêm: Tham khảo top 30 chuỗi nhà hàng thương hiệu nổi tiếng 2023

Chiến lược 7P của shopee trong marketing thương hiệu

Chiến lược 7P của shopee

Chiến lược 7P của Shopee trong marketing là một trong những yếu tố quan trọng. Nó đã góp phần giúp Shopee trở thành một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. 

Chiến lược 7P của Shopee về sản phẩm (Product) 

Shopee tập trung vào hoạt động nghiên cứu và phát triển để nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều đó giúp trang thương mại này đi trước các đối thủ của mình. Đồng thời bắt kịp thị trường và phù hợp với khách hàng. 

 

Chiến lược 7P của shopee

Nếu Lazada có Lazada Mall, Tiki có Tiki Trading thì Shopee cũng không kém cạnh khi ra mắt Shopee Mall. Gian hàng này chuyên cung cấp các mặt hàng chính hãng đến từ các thương hiệu lớn. Điều này giúp khách hàng tin tưởng và yên tâm hơn khi mua các sản phẩm được bán trên sàn thương mại điện tử này.

Không dừng lại ở đó, hai tính năng Shopee Live và Shopee Chat cũng được tạo ra. Qua đó, giúp khách hàng có thêm công cụ hỗ trợ tăng doanh số bán hàng hiệu quả. 

Đặc biệt vào quý I/2020, Shopee cho ra mắt Shopee Feed. Tính năng này giúp người dùng tương tác với bạn bè, người mua hàng và người bán hàng trên ứng dụng mua sắm Shopee. Đây là một trong những chiến lược 7P của shopee trong marketing.

>>> Đọc thêm: 4 chiến lược khác biệt hóa để phát triển thương hiệu

Chiến lược 7P của Shopee về giá (Price)

Shopee đã định giá sản phẩm theo chiến lược định giá cạnh tranh. “Thương trường là chiến trường”, giữa các sàn thương mại điện tử luôn có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Vì thế, ngoài việc cung cấp tới khách hàng nền tảng thông minh, dễ sử dụng, thì chiến lược cạnh tranh về giá là rất cần thiết.

Chiến lược 7P của shopee

Shopee đã khuyến khích đối tác kinh doanh hợp tác với mình bằng mức giá ưu đãi khi là thành viên của hãng. Ngoài ra, công ty này cũng giúp đỡ về giá ship để gia tăng sức mua của khách hàng khi dùng app của mình. 

Chiến lược 7P của Shopee về phân phối (Place)

Shopee đã nhận ra một số vấn đề ở hệ thống vận chuyển đó chính là chi phí. Đây là một rào cản rất lớn ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của của cả người bán và người tiêu dùng. Đặc biệt đối với những địa điểm có vị trí địa lý xa và không có kho của Shopee tại đó.

Chiến lược 7P của shopee

Vì thế, Shopee đã hợp tác với các đơn vị vận chuyển cả quốc tế và nội địa. Tính đến hết năm 2019, trang thương mại điện tử này đã hợp tác với 7 đối tác vận chuyển. Bao gồm: Vietnam Post, Viettel Post, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng chuẩn, J&T Express và Grab Express.

Chiến lược 7P của Shopee thúc đẩy (Promotion)

Shopee đã tận dụng các kênh truyền thông, nền tảng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình. Đặc biệt các chiến dịch TVC “bắt trend” làm mưa gió một thời. Điển hình là chiến dịch “Baby Shark” đã lan rộng ra các nước Đông Nam Á và thế giới. 

Chiến lược 7P của shopee

Shopee thu hút và kích cầu người tiêu dùng bằng việc tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, Flash Sale. Kết hợp với đó là các chiến dịch giảm chi phí vận chuyển. 

Chiến lược 7P của Shopee về quy trình (Process)

Chiến lược 7P của shopee

Shopee có một hệ thống quy trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách chặt chẽ, nhanh gọn và tính chính xác cao. Đây là điểm sáng marketing trong chiến lược 7P của Shopee.

Đối với người bán

Bước 1: Đăng ký thông tin gian hàng trên trang Shopee

Bước 2: Hiển thị các sản phẩm trên gian hàng Shopee

Bước 3: Cung cấp các dịch vụ quảng cáo, ship hàng

Bước 4: Gửi Shipper lấy hàng ngay, cung cấp địa điểm cụ thể

Bước 5: Chuyển tiền bán sản phẩm về tài khoản khách hàng.

Đối với người mua

Bước 1: Xác nhận đơn hàng

Bước 2: Thông báo cho người bán hàng gửi hàng

Bước 3: Nhận hàng tồn kho

Bước 4: Gửi hàng cho người mua

Bước 5: Thông báo kết quả gửi hàng

Chiến lược về con người (People)

Chiến lược 7P của shopee

Chiến lược về con người của Shopee tập trung vào việc xây dựng một đội ngũ nhân viên tài năng, đa dạng và sáng tạo. Shopee tin rằng đội ngũ nhân viên là tài sản quý giá nhất của công ty và họ cam kết cung cấp cho nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất để phát triển và thành công.

Nhờ chiến lược về con người hiệu quả, Shopee đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên tài năng và đa dạng, góp phần vào sự thành công của công ty. 

Shopee là một trong những công ty thương mại điện tử phát triển nhanh nhất Đông Nam Á và họ tiếp tục tìm kiếm những nhân viên tài năng để cùng họ xây dựng tương lai.

Cơ sở vật chất (Physical evidence)

Chiến lược 7P của shopee

Tại Việt Nam, Shopee có 2 trụ sở chính: Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống trụ sở góp phần tăng sự tin tưởng của người mau và người bán. 

Không chỉ thế, việc đặt trụ sở tại 2 thành phố lớn đã giải quyết được nhu cầu việc làm của nhiều người dân Việt Nam. Qua đó, xây dựng một nền tảng văn hóa doanh nghiệp và tạo dấu ấn riêng của thương hiệu.

Chiến lược 7P của Shopee trong marketing đã giúp công ty đạt được nhiều thành công trong thời gian qua. Đây là một trong những công ty thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á. Họ đã và đang tiếp tục phát triển để trở thành một công ty thương mại điện tử hàng đầu trong khu vực.

>>> Xem thêm: Chiến lược marketing của The Coffee House và cách đánh bại đối thủ