Phân tích chiến lược Marketing 7P của KFC và sự thành công tại Việt Nam

Chiến lược Marketing 7P của KFC đã giúp tập đoàn này trở thành một trong những thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng và được yêu thích nhất trên thế giới. Có thể nói là “thống trị” bảng xếp hạng ngành này trên toàn cầu.

Chiến lược Marketing 7P của KFC

 

Giới thiệu tổng quan về KFC 

KFC (Kentucky Fried Chicken) là một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh chuyên về gà rán. Công ty được thành lập vào năm 1952 bởi Colonel Harland Sanders, người đã phát triển công thức nấu ăn gà rán của mình vào năm 1940. Theo Statistics, tính đến năm 2021, KFC đã hoạt động tại 149 quốc gia trên toàn cầu với khoảng 27.000 cửa hàng.

Chiến lược Marketing 7P của KFC

KFC tham gia vào thị trường Việt Nam năm 1997. Nhà hàng KFC đầu tiên tại Việt Nam được khai trương tại TP.HCM. Tính đến tháng 4/2022, theo báo cáo của Q&Me, KFC có 153 cửa hàng trải dài trên 36 tỉnh thành của Việt Nam.

>>> Xem thêm: Chiến lược 7P là gì? Ứng dụng vào quy trình marketing thương hiệu

 

Chiến lược Marketing 7P của KFC

1. Chiến lược Marketing 7P của KFC về sản phẩm (Product)

Sản phẩm luôn là cốt lõi cuối cùng để níu giữ khách hàng đối với thương hiệu F&B. KFC luôn cải tiến, điều chỉnh để hương vị trở nên phù hợp với khách hàng:

– Ở Việt Nam: menu KFC là sự kết hợp ẩm thực Đông – Tây. Ngoài những sản phẩm truyền thống như gà rán, hãng còn  cung cấp cơm gà, salad bắp cải.

– Ở các nước Hồi giáo và Trung Đông: KFC phục vụ gà halal để phù hợp với văn hóa và tôn giáo.

– Ở Ấn Độ: KFC cung cấp các loại bánh kẹp, suất cơm chay nhằm phù hợp với văn hóa ăn chay tại Ấn Độ.

Chiến lược Marketing 7P của KFC

Đặc biệt, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được KFC cam kết đảm bảo 100%. Điều này giúp xây dựng niềm tin thương hiệu lớn trong lòng khách hàng.

 

2. Chiến lược về giá (Price)

Trong chiến lược marketing 7P của KFC, giá sản phẩm được chia ra thành những mức khác nhau. Các chiến lược định giá của KFC bao gồm:

– Giá theo COMBO: KFC nhóm các sản phẩm tạo thành các COMBO khác nhau. Điều này giúp khách hàng cảm thấy mua theo combo vừa tiện, vừa rẻ hơn.

– Định giá tùy chọn: KFC cho phép khách hàng tự chọn các món có trong COMBO. Ngoài ra, khách có thể chọn đồ ăn kèm.

Chiến lược Marketing 7P của KFC

 Ngoài ra, KFC cũng áp dụng chiến lược giá hớt váng thị trường. Ban đầu, các sản phẩm được định giá phù hợp với các tầng lớp trên. Sau đó, thương hiệu này hạ giá để phù hợp với tầng lớp thấp hơn. 

Có thể thấy, KFC có những chiến lược giá cực kỳ khôn ngoan, phù hợp với từng quốc gia và đặc điểm tâm lý người tiêu dùng.

3. Chiến lược phân phối (Place)

Tính đến thời điểm hiện tại, KFC có mặt trên 149 quốc gia với khoảng 27.000 cửa hàng. Đây cũng chính là điểm sáng trong chiến lược marketing 7P của KFC. Các cửa hàng của thương hiệu đều được đặt ở khu vực đông dân cư hoặc những khu vực đông đúc như trung tâm thương mại.

Chiến lược Marketing 7P của KFC

Bên cạnh đó, KFC cũng không bỏ qua các kênh phân phối online. Khách hàng có thể dễ dàng đặt hàng thông qua nhiều ứng dụng như: Shopee Food, Baemin, Grabfood…hoặc website và app KFC Việt Nam.

 

4. Quảng bá (Promotion) - Điểm nhấn trong chiến lược Marketing 7P của KFC

TVC với slogan “Vị ngon trên từng ngón tay” của KFC đã từng là một trong những chiến dịch “gây sốt” cộng đồng. Câu slogan trở nên phổ biến và nổi tiếng trong suốt một thời gian dài. Thương hiệu cũng sử dụng quảng cáo ngoài trời nhằm thúc đẩy nhận diện thương hiệu.

Chiến lược Marketing 7P của KFC

Bên cạnh đó, KFC cũng cho ra các chương trình ưu đãi  để thúc đẩy hành vi khách hàng, như:

– Phiếu giảm giá.

– Chương trình tặng sản phẩm theo giá trị đơn hàng.

>>> Đọc thêm: Chiến lược marketing của Bamboo Airway: Định hình thương hiệu hàng không 5 sao

 

5. Chiến lược Marketing 7P của KFC về nhân lực (People)

Chiến lược Marketing 7P của KFC

Nhân viên của KFC đều được đào tạo bài bản trước khi làm việc. Vì thế, doanh nghiệp luôn đảm bảo rằng sẽ mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, thương hiệu này có chiến lược sử dụng nhân sự hợp lý theo từng vị trí và chính sách làm việc rõ ràng. Qua đó, giúp thúc đẩy nhân viên phát triển.

 

6. Quy trình của KFC (Process)

KFC là một thương hiệu quốc tế. Chính vì vậy, trong chiến lược marketing 7P của KFC, quy trình đã được hoàn thiện. KFC có một quy trình vận hành hoàn thiện. 

Chiến lược Marketing 7P của KFC

Quy trình đặt món khá đơn giản: Khách hàng có thể order tại cửa hàng, sau đó chờ lấy đồ. Hoặc có thể dễ dàng đặt món qua các phần mềm đối tác của KFC.

 

7. Chiến lược Marketing 7P của KFC đối với cơ sở vật chất  (Physical Evidence)

KFC là thương hiệu chú tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất. Tại mỗi quốc gia, thương hiệu  đều có những cải tiến khác biệt đối với không gian.

Chiến lược Marketing 7P của KFC

Năm 2014, ý tưởng “nhà bếp bán không gian mở” cùng nội thất thân mật và phong cách được giới thiệu tại một số nhà hàng. Điều này giúp không gian của KFC trở nên thân thiện hơn với gia đình.


 

Chiến lược marketing 7P của KFC vô cùng khôn ngoan và thông minh. Thương hiệu này biết cách bản địa hóa sản phẩm để chiều theo khẩu vị của người tiêu dùng. Hiện nay, KFC đang nắm có những bước phát triển ổn định và nắm giữ tốt thị phần tại thị trường Việt Nam.

 

>>> Dành cho bạn: Chiến lược Marketing mix của Coca-Cola: Ông hoàng xây dựng thương hiệu