Nhà xưởng tiêu chuẩn - những hạng mục cần phải làm đúng

Xây dựng nhà xưởng tiêu chuẩn tạo ra môi trường, không gian sản xuất an toàn cho người lao động, đồng thời hạn chế nguy cơ hư hại, tăng tuổi thọ nhà xưởng trong quá trình sử dụng. 

Dưới đây là các tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nhà xưởng bạn cần lưu tâm nhất.

 

Tiêu chuẩn nhà xưởng là gì?

 

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp là tập hợp các quy định và tiêu chí mà chủ đầu tư và nhà thầu cần tuân thủ về kích thước, quy cách và thi công của từng hạng mục. Việc thiết kế nhà xưởng theo các tiêu chuẩn này không chỉ đánh giá chất lượng tổng thể của công trình mà còn đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ và an toàn.

 

Việc không tuân thủ tiêu chuẩn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, bao gồm việc trễ tiến độ, nguy hiểm cho công nhân và thậm chí bị xử phạt từ các cơ quan chức năng.

 

tiêu chuẩn nhà xưởng

 

 

5 nhà xưởng tiêu chuẩn cần đáp ứng những gì?

 

Tiêu chuẩn về nền nhà xưởng

 

Thiết kế nền và móng cho nhà máy đảm bảo yêu cầu về công nghệ tải tác động, điều kiện địa chất ở khu vực đó, kỹ sư phải lên bản vẽ sơ đồ kết cấu cơ bản của nhà xưởng theo TCVN 2737:1995, cụ thể:

 

- Mặt bằng nhà xưởng trên đất yếu thì phải có phương pháp gia cố xử lý nền thích hợp với địa chất. 

 

- Thiết kế nhà máy phải đảm bảo tiêu chuẩn về công nghệ vào điều kiện sử dụng, nhằm mục đích lựa chọn hạ tầng thích hợp theo từng loại nền. 

 

- Với nhà xưởng bê tông: bê tông cốt thép, bê tông; bê tông có thép phôi chịu va đập; chống ăn mòn acid và kiềm của bê tông; bê tông nhựa, sàn nhà xưởng bằng ván, nhựa và gỗ, nền nhà xưởng luyện thép, nền nhà máy được lát bằng gạch xi măng.

 

- Mặt bằng kho bãi, vị trí cầu cạn bốc dỡ hàng hóa, vật liệu rời phải bằng phẳng.

 

- Nền nhà phải có lớp lót cứng, trang bị hệ thống thoát nước nhanh, tranh tù đọng nước.

 

- Thiết kế nhà xưởng công nghiệp có nền bê tông chia thành từng ô, yêu cầu chiều dài một ô 0,6m là tối đa. Giữa các mạch ô phải có bi tum chèn vào. Bên cạnh đó, lớp lot bê tông có độ dày ít nhất phải lớn hơn 0.1m.

 

- Nền của hè phải rộng từ 0,2 - 0,8m, độ dốc không quá 3%.

 

tiêu chuẩn nhà xưởng

 

 

Tiêu chuẩn nhà xưởng về phần móng

 

- Bản vẽ thiết kế phần móng nhà và hệ thống kỹ thuật ngầm cần được tính toán thiết kế phù hợp theo tính chất của nền đất và điều kiện tự nhiên của nền xây dựng. Những tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nền móng phải tuân thủ quy định hiện hành. 

 

- Các thiết kế hạng mục móng nhà xưởng đều có độ cao mặt trên móng thấp hơn mặt nền, với độ chênh lệch như sau: Cột cốt thép: chênh lệch 0,2m; Cột bê tông cốt thép: chênh lệch 0,15m; Cột khung chèn tường: chênh lệch 0,5m.

 

- Phần cao độ chân đế cột thép hành lang, cầu cạn đỡ đường ống giữa những phân xưởng cần phải cao hơn độ cao san nền ít nhất 0,2m.

 

- Phần móng cột nhà xưởng với các khe co giãn và có dự định mở rộng phân xưởng thì chủ đầu tư phải có thiết kế chung cho hai cột liền kề nhau. 

 

- Nếu móng dưới tường gạch, tường xây hoặc đá hộc với nhà xưởng không có khung cột thì độ sâu đặt móng nhỏ hơn hoặc bằng 15cm.

 

- Thiết kế phần móng nhà xưởng ở phần tiếp xúc với nhiệt độ cao bắt buộc phải có lớp bảo vệ bằng vật liệu chịu nhiệt. Nếu móng nhà phải chịu tác động của các chất ăn mòn thì phải sử dụng vật liệu chống ăn mòn để hạn chế tình trạng đó xảy ra.

 

tiêu chuẩn nhà xưởng

 

 

Tiêu chuẩn nhà xưởng về thiết kế phần cửa và mái nhà

 

Khi thiết kế phần mái nhà xưởng cần quan tâm đến độ dốc của mái theo mỗi loại vật liệu sử dụng. Cụ thể:

 

- Mái tôn: độ dốc khoảng 15 - 20%.

 

- Mái xi măng amiăng: độ dốc từ 30 - 40%.

 

- Mái lợp ngói: độ dốc 50 - 60%.

 

- Mái từ các tấm bê tông cốt thép: độ dốc 5 - 8%.

 

Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước mưa cũng có tiêu chuẩn riêng cho từng vật liệu làm mái, cụ thể:

 

- Nhà xưởng có mái nhiều nhịp, có thể thiết kế hệ thống thoát nước mưa ở bên trong hoặc bên ngoài tùy vào hệ thống thoát nước chung của dự án. 

 

- Nhà xưởng có mái một nhịp thì không cần đến hệ thống thoát nước mưa riêng, nhưng nếu công trình có chiều cao phần cột nhà trên 5,5m thì cần thiết kế thêm hệ thống máng dẫn nước mưa xuống. 

 

 

tiêu chuẩn nhà xưởng

 

Cần chú ý thêm, cửa mái không được quá 48m, phải được làm kính cố định. Nếu công trình không có cửa mái thì cần thiết kế mái một hoặc hai nhịp để cung cấp ánh sáng tự nhiên cho không gian bên trong. 

 

Những nhà xưởng tiêu chuẩn có cửa thông gió, khi vận hành có thể tạo ra hơi ẩm và nhiệt. 

 

 

Nhà xưởng tiêu chuẩn về tường và vách ngăn

 

Trong thiết kế tường cho các nhà xưởng công nghiệp, có ba loại tường thông dụng: tường chịu lực, tường tự chịu lực và tường chèn khung. Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét là thiết kế phần chân tường, bao gồm việc sử dụng bi tum hoặc các vật liệu chống thấm khác để tạo lớp chống ẩm dày khoảng 20cm. 

 

Đối với phần vách ngăn, chủ đầu tư có nhiều tùy chọn về vật liệu, bao gồm nhựa bê tông cốt thép, tấm gỗ dán, lưới thép có khung gỗ hoặc khung thép.

 

 

tiêu chuẩn nhà xưởng

 

Tiêu chuẩn nhà xưởng đối với cửa sổ và cửa ra vào

 

- Cửa ra vào phải được mở ra phía ngoài.

 

- Kích thước cửa ra vào cần được điều chỉnh phù hợp với từng loại hình vận tải sử dụng trong quá trình hoạt động tại nhà xưởng. 

 

- Độ cao cửa từ 2,4m trở lên so với sàn.

 

- Cửa sổ được thiết kế hệ thống cơ khí đóng mở. 

 

 

tiêu chuẩn nhà xưởng

 

Một nhà xưởng tiêu chuẩn cần pháp đáp ứng nhiều điều kiện khi thiết kế xây dựng nhằm đảm bảo trong quá trình thi công và đưa vào hoạt động đều diễn ra thuận lợi. Trên đây là những tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng mà chủ đầu tư, nhà thầu cần nắm được. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm thuê nhà xưởng tại khu vực miền Nam hãy liên hệ A-Connection thông quan email retail@a-connection.com.vn  hoặc Hotline 0968 68 8081 để được tư vấn ngay hôm nay.