Học hỏi 6 cách quản lý kho thực phẩm hiệu quả

 

Bài viết này, bạn sẽ nắm được cách quản lý kho thực phẩm hiệu quả. Trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm hoặc nhà hàng, việc quản lý và bảo quản thực phẩm rất quan trọng. Các sản phẩm như rau củ, thịt, hải sản, v.v., đều có tính chất dễ hỏng, đòi hỏi điều kiện bảo quản nhiệt độ đặc biệt.

 

cách quản lý kho thực phẩm

 

Nếu quản lý kho thực phẩm không được thực hiện khoa học, bạn sẽ đối diện với nhiều vấn đề như:

 

- Dễ xảy ra tình trạng thất thoát hàng hóa.

 

- Tăng chi phí lưu kho và chi phí hư hỏng nguyên vật liệu.

 

- Gây thất thoát chi phí khi phải mua thêm hàng hóa mới.

 

- Giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

 

- Không thể tối ưu hóa việc sử dụng vốn đầu tư.

 

Làm thế nào để quản lý kho thực phẩm hiệu quả?

Sắp xếp kho thực phẩm khoa học

 

 

cách quản lý kho thực phẩm

 

Đối với thực phẩm hoặc bất kỳ loại hàng hóa nào, việc sắp xếp một cách khoa học giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, bao gồm cả chi phí vận chuyển và lưu trữ. Các “mẹo” sắp xếp kho thực phẩm như:

 

- Sắp xếp theo tiêu chí sử dụng thường xuyên: Đặt những mặt hàng thường xuyên sử dụng ở gần cửa kho hoặc vị trí dễ tiếp cận, giúp tiết kiệm thời gian khi cần lấy hàng.

 

- Thiết lập hệ thống mã hàng: Đặt mã và tên cho từng kệ hoặc tủ hàng trong kho. Điều này giúp dễ dàng xác định vị trí của sản phẩm và giảm thiểu sự nhầm lẫn.

 

- Xây dựng sơ đồ và sử dụng biển chỉ dẫn: Tạo sơ đồ cho kho lớn để dễ quản lý và theo dõi hàng hóa. Đặt các biển chỉ dẫn, thông báo để nhân viên có thể dễ dàng tìm và sắp xếp hàng hóa một cách hiệu quả.

 

Tuân thủ quy tắc FIFO (Nhập trước - xuất trước)

 

Thực phẩm có tính chất riêng, dễ dư hỏng nên mặt hàng nào nhập trước thì cũng cần xuất ra trước để hạn chế tình trạng hư hỏng do tồn kho lâu. Để áp dụng được triệt để nguyên tắc này, kho thực phẩm cần phải được bố trí ngăn nắp, khoa học, có kệ lưu trữ.

 

cách quản lý kho thực phẩm

 


Tối ưu hàng tồn kho

 

Nếu lượng hàng tồn kho quá lớn và lâu ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn, doanh thu của bạn. Chính vì thế, bạn cần thiết lập định mức tồn kho hợp lý. Điều này có thể hiểu là mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho mỗi sản phẩm: số lượng hàng không được dưới mức tối thiểu hoặc vượt mức tối đa. Nhờ thực hiện điều này, công việc quản lý kho thực phẩm của bạn sẽ dễ dàng hơn và xử lý kịp thời những sự cố có thể xảy ra.

 

Kiểm kho định kỳ

 

Kiểm tra kho hàng mỗi ngày và cập nhật thông tin một cách chính xác là việc nên làm. Điều này càng quan trọng hơn với kho thực phẩm vì bạn cần xem xét chất lượng của sản phẩm để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Kiểm tra thường xuyên giúp người quản lý phát hiện ngay những sự thay đổi và vấn đề trong kho hàng, từ đó có thể lập kế hoạch điều chỉnh hoặc sử dụng sản phẩm một cách hợp lý.

 

cách quản lý kho thực phẩm

 

Cách quản lý thực phẩm bằng cách lưu mã vạch

 

Quản lý kho thực phẩm bằng lưu mã vạch là một hệ thống quản lý hàng hóa dựa trên việc gắn mã vạch duy nhất cho mỗi sản phẩm. Nhân viên sử dụng máy quét mã vạch để nhập và xuất hàng, thông tin được lưu trữ tự động trong hệ thống. Điều này giúp kiểm tra và theo dõi tồn kho, hạn sử dụng và chất lượng sản phẩm chính xác. Hệ thống có thể được tích hợp với các quy trình tự động hóa và hệ thống quản lý doanh nghiệp khác để cải thiện hiệu suất và chất lượng quản lý kho thực phẩm.

 

Áp dụng phần mềm quản lý kho hàng

 

Sử dụng phần mềm quản lý kho hàng là một giải pháp thiết thực. Những phần mềm này cung cấp nhiều tính năng quan trọng như quản lý danh mục sản phẩm, thông tin chi tiết về hàng hóa, và giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi tình hình kho hàng. Mặc dù có thể sử dụng excel hoặc sổ sách, nhưng việc áp dụng phần mềm quản lý kho mang lại tính tiện lợi và hiệu quả cao hơn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ.

 

 

cách quản lý kho thực phẩm

 

>>> Tham khảo 10 phần mềm quản lý kho hàng dễ sử dụng, tối ưu hiệu quả

 

Lời kết

Quản lý kho thực phẩm tốt không phải là việc dễ dàng, đặc biệt với những nhà quản lý mới vào nghề. Trên đây là 6 cách giúp bạn quản lý kho hàng hiệu quả hơn, dễ dàng hơn, tránh được những sự cố không đáng có trong quá trình vận hành.