Giải mã các cách định giá sản phẩm trong kinh doanh chuẩn nhất 2023

 

các cách định giá sản phẩm

Định giá sản phẩm là một quá trình vô cùng quan trọng trong kinh doanh bởi nó tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cùng A-Connection tìm hiểu ngay các cách định giá sản phẩm trong kinh doanh chuẩn nhất 2023 qua bài viết dưới đây nhé. 

Định giá sản phẩm trong kinh doanh là gì?

Định giá sản phẩm trong kinh doanh là quá trình mà doanh nghiệp xác định giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Quá trình này bao gồm việc xem xét đến các yếu tố khác nhau như chi phí sản xuất, giá cạnh tranh, nhu cầu thị trường, giá trị thương hiệu và các yếu tố khác nhằm xác định được giá bán cuối cùng cho sản phẩm. 

Các loại chi phí cấu thành giá sản phẩm

 

các cách định giá sản phẩm

1. Chi phí cố định

Chi phí cố định bao gồm tiền thuê nhà hoặc trả tiền thế chấp, khấu hao tài sản cố định, tiền lương, bảo hiểm, tiện ích,…. Các chi phí này không thay đổi, bất kể doanh thu của công ty tăng hay giảm.

2. Chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi là những khoản chi phí có thể bán được biến động từ tháng này sang tháng khác liên quan đến doanh số bán hàng và các yếu tố khác, chẳng hạn như chi phí dành cho khuyến mại, sự thay đổi giá của vật tư, tiền hoa hồng, đồ dùng văn phòng,…. 

3. Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là chi phí nhập hàng sản phẩm để bán lại hoặc chi phí sản xuất sản phẩm. Thông thường thì phí vận chuyển và giao hàng thường được bao gồm trong giá vốn. 

 

>>> Dành cho bạn: Hướng dẫn cách làm tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) siêu dễ

Thời điểm thích hợp để định giá sản phẩm

 

các cách định giá sản phẩm

Đa số mọi người thường nghĩ chỉ khi ra mắt sản phẩm mới thì mới cần định giá sản phẩm, nhưng quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Để biết lý do tại sao thì hãy xem ngay các thời điểm cần thiết để định giá sản phẩm mà A-Connection tổng hợp dưới đây: 

- Tham gia một thị trường mới.

- Giới thiệu một sản phẩm hoặc dòng sản phẩm mới.

- Chi phí thay đổi.

- Đối thủ cạnh tranh thay đổi giá.

- Khách hàng kiếm được nhiều tiền hơn nhờ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

- Nền kinh tế đang trải qua thời kỳ lạm phát hoặc suy thoái kinh tế.

- Chiến lược bán hàng thay đổi.

Các cách định giá sản phẩm trong kinh doanh

 

các cách định giá sản phẩm

Hiện nay có rất nhiều cách để định giá sản phẩm, tùy vào tình hình và mục tiêu kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà có cách định giá phù hợp. Ở đây, A-Connection sẽ đề cập tới 4 cách định giá chính: 

1. Chiến lược định giá hớt váng 

Chiến lược về giá kiểu hớt váng được hiểu khi các doanh nghiệp tính giá bán cao nhất có thể cho một sản phẩm mới, sau đó hạ giá theo thời gian khi sản phẩm ngày càng ít phổ biến. Chiến lược hớt váng giúp thu hồi chi phí chìm và doanh thu các sản phẩm vượt quá sự mới mẻ của chúng. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có thể gây khó chịu cho những người tiêu dùng bởi ban đầu đã phải chi trả một khoản chi phí cao cho sản phẩm và nhận ra “giá trị” được hạ xuống theo thời gian. 

2. Định giá thâm nhập 

Chiến lược về giá thâm nhập là ban đầu doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá cực kỳ thấp, thu hút sự chú ý và doanh thu ra khỏi các đối thủ cạnh tranh có giá cao hơn một cách hiệu quả. Phương pháp định giá này hoạt động tốt đối với các doanh nghiệp mới đang muốn tìm kiếm khách hàng hay các sản phẩm đang thâm nhập vào thị trường cạnh tranh hiện có. Tuy nhiên, chiến lược định giá thâm nhập không bền vững về lâu dài và thường chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn. 

3. Định giá theo dòng sản phẩm

Định giá theo dòng sản phẩm là cách mà doanh nghiệp sắp xếp các sản phẩm cùng loại vào những nhóm có mức giá khác nhau để phục vụ cho những phân khúc thị trường khác nhau. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhiều phân khúc khách hàng hơn. 

4. Định giá sản phẩm bắt buộc

Chiến lược định giá bắt buộc là cách mà doanh nghiệp cung cấp mức giá cho các sản phẩm phụ trợ cho sản phẩm chính. Sản phẩm chính sẽ không thể sử dụng được nếu thiếu các sản phẩm phụ này. Thông thường thì sản phẩm chính sẽ được định giá ở mức thấp, sản phẩm bổ trợ được định giá ở mức cao, lợi nhuận chủ yếu sẽ dồn vào sản phẩm bổ trợ.

Các bước định giá sản phẩm trong kinh doanh

 

các cách định giá sản phẩm

B1. Xác định giá vốn hàng bán 

Giá vốn có thể được xác định dựa trên chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ đến khi hoàn thành. 

Công thức tính: chi phí mua nguyên vật liệu + chi phí sản xuất hàng hóa + chi phí nhân công + chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí vận chuyển + chi phí mua máy móc, trang thiết bị + …

B2: Nghiên cứu thị trường

Đây là bước quan trọng, bạn cần phải hiểu được thị trường thì mới có thể đưa ra mức giá phù hợp. Hãy nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu khách hàng mục tiêu trước khi đưa ra bất kì chiến lược giá nào nhé. 

B3: Xác định mức lợi nhuận mong muốn 

Bạn cần xác định được lợi nhuận bạn mong muốn đạt được là bao nhiêu. Có trường hợp họ nhân đôi giá vốn để có thể mang về lợi nhuận gộp đạt 100%, hoặc có các tổ chức khác lại hài lòng với mức lợi nhuận 30 - 50%. 

B4: Đặt giá niêm yết 

Công thức định giá theo lợi nhuận mục tiêu hết sức đơn giản bạn có thể thử áp dụng: 

Giá niêm yết = Giá vốn + Giá vốn x % lợi nhuận mong muốn

 

Đây là một cách định giá sản phẩm đơn giản khi không có quá nhiều yếu tố tác động đến sản phẩm, được áp dụng chủ yếu ở các dòng hàng bình dân hoặc ít cạnh tranh. Nếu chỉ đơn thuần là bán lẻ, mua đi bán lại thì bạn có thể áp dụng công thức định giá sản phẩm này. 

B5: Đặt giá sỉ cho sản phẩm

Bạn phải làm sao để không ảnh hưởng lợi nhuận giữa 2 hình thức bán lẻ và bán sỉ. Cách giải quyết vấn đề này chính là chia khung số lượng và đặt nhiều mức chiết khấu khác nhau, càng lấy nhiều giá càng rẻ. Điều này giúp đưa ra được những con số thống nhất, đảm bảo công bằng cho các bên liên quan. 


Định giá sản phẩm là một trong những khâu quan trọng của kế hoạch kinh doanh. Mức giá phải phù với thị trường, phải tối ưu chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hy vọng rằng qua những gì A-Connection chia sẻ sẽ giúp bạn định hình và lựa chọn được các cách định giá sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

 

>>> Thao khảo: Cảnh báo 5 hình thức gian lận nhà hàng phổ biến nhất hiện nay