E-commerce và các mô hình thương mại điện tử phổ biến

 

mô hình thương mại điện tử

Thị trường E-commerce (Thương mại điện tử) đang phát triển nhanh chóng trong nhiều năm trở lại đây. Nếu bạn đang ấp ủ cho mình ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực này thì hãy cùng A-Connection tìm hiểu ngay các mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay nhé!

E-commerce là gì?

 

mô hình thương mại điện tử

E-commerce hay Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến cho phép các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ qua internet thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông và công nghệ xử lý thông tin số để xử lý các giao dịch kinh doanh. 

Như vậy, bản chất của mô hình thương mại điện tử vẫn là hoạt động kinh doanh trao đổi buôn bán thông thường nhưng thay vì diễn ra trực tiếp tại điểm bán truyền thống thì sẽ diễn ra trên môi trường internet, tại các điểm bán online như website, sàn thương mại điện tử, các kênh Social (Facebook, Tiktok, Instagram,...).

Lợi ích mô hình thương mại điện tử 

- Giải quyết vấn đề tồn kho:

Mô hình thương mại điện tử cho phép nhà bán hàng chủ động và thỏa mái kiểm tra các đơn hàng, quản lý vấn đề hàng tồn kho dễ dàng nhờ các công cụ trực tuyến.

- Tiếp cận tệp khách hàng lớn: 

Hiện nay, Internet phát triển kéo theo đó là nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng tăng cao. Kinh doanh qua mô hình thương mại điện tử sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp cận những số lượng khách hàng vô cùng lớn trên toàn quốc, thúc đẩy lợi nhuận kinh doanh.

 

mô hình thương mại điện tử

 

- Xóa bỏ giới hạn về thời gian, không gian:

Khác với kinh doanh truyền thống, thương mại điện tử giúp bạn giải quyết vấn đề về kinh phí cho mặt bằng, nhân viên, không bị giới hạn về địa điểm kinh doanh và thời gian. Bạn có thể bán hàng và trao đổi với khách 24/24 mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng, nhanh chóng thông qua hình thức trực tuyến.

- Tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhân công và vận hành:

Kinh doanh theo mô hình thương mại điện tử sẽ giúp người bán tiết kiệm kha khá tiền thuê mặt bằng, nhân viên cũng như các chi phí vận hành khác. Đặc biệt, bạn không phải tìm kiếm những cách thức quảng cáo đắt đỏ, mô hình kinh doanh này sẽ giúp bạn khâu Marketing, quảng bá sản phẩm vô cùng hiệu quả, thu hút khách hàng. 

Các mô hình thương mại điện tử phổ biến

1. Mô hình thương mại điện tử B2B

B2B (Business to Business) là mô hình kinh doanh TMĐT giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, thường dùng để phục vụ các giao dịch giữa nhà sản xuất, nhà phân phối/đại lý với các công ty, doanh nghiệp. Giá trị của một giao dịch trong mô hình này thường là giá sỉ, không thực hiện giao dịch bán lẻ. 

Một số website TMĐT B2B nổi tiếng trên thế giới hiện nay có thể kể đến: Amazon, Taobao, Alibaba,…

2. Mô hình thương mại điện tử B2C

mô hình thương mại điện tử

B2C (Business to Customers) là hình thức thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hiểu đơn giản nhất, các doanh nghiệp buôn bán sản phẩm/dịch vụ của mình cho người tiêu dùng thông qua sàn TMĐT trực tuyến. 

Khách hàng của mô hình B2C chủ yếu là những khách hàng cá nhân, chỉ có nhu cầu mua sản phẩm để trực tiếp sử dụng nên giá trị các đơn hàng thường nhỏ lẻ.

Các website  TMĐT vận hành theo mô hình B2C nổi tiếng hiện nay tại Việt Nam: Thế giới di động,  Bách hóa xanh, Lazada, Shopee…

3. Mô hình thương mại điện tử C2C

mô hình thương mại điện tử

C2C (Customers to Customers) là hoạt động trao đổi, mua bán giữa người dùng bán hàng hóa cho nhau. 

Như vậy có thể thấy mô hình thương mại điện tử C2C có đại diện phía bên mua và bán đều là các cá nhân và họ thường giao giao dịch trực tuyến với nhau thông qua các sàn thương mại điện tử hay các website đấu giá trung gian. Ví dụ các trang theo mô hình thương mại điện tử C2C như: Ebay, Craigslist và Chợ Tốt hoặc Shopee, Sendo …

4. Mô hình thương mại điện tử C2B

mô hình thương mại điện tử

Mô hình thương mại điện tử C2B (Customers to Business) là hình thức bán hàng giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Khi người tiêu dùng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đó là thương mại C2B. Chẳng hạn, C2B có thể đơn giản như một khách hàng để lại đánh giá tích cực cho một doanh nghiệp hoặc một trang web nhiếp ảnh mua hình ảnh từ các nhiếp ảnh gia tự do. Ngoài ra, C2B còn là các doanh nghiệp bán hàng secondhand đôi khi mua hàng hóa từ những người dùng internet bình thường.

5. Mô hình thương mại điện tử B2G

mô hình thương mại điện tử

Hình thức này đôi khi được gọi là business-to-administration (B2A). Mô hình B2G (Doanh nghiệp đến chính phủ) là khi một công ty tư nhân trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ với một cơ quan công cộng. Thông thường dưới dạng một hợp đồng kinh doanh với một tổ chức công cộng để thực hiện một dịch vụ được ủy quyền.

Chẳng hạn, một công ty giám sát có thể đấu thầu trực tuyến một hợp đồng để làm sạch tòa án quận, một công ty CNTT có thể đáp ứng đề xuất quản lý phần cứng máy tính của thành phố hoặc nhà thầu quân sự cung cấp vũ khí theo hợp đồng với chín

6. Mô hình thương mại điện tử C2G

mô hình thương mại điện tử

Mô hình C2G (người tiêu dùng đến chính phủ) cũng bao gồm nộp thuế trực tuyến và mua hàng hóa của cơ quan chính phủ được đấu giá online, hay các cá nhân trả tiền thuế cho chính phủ hoặc học phí cho các trường đại học. Bất cứ khi nào bạn chuyển tiền cho một cơ quan công cộng qua internet, là bạn đang tham gia vào thương mại điện tử C2G!h phủ, công ty xây dựng tham gia dự án cầu đường, xây trạm thu phí cho chính phủ.

Tạm kết.

Trên đây là những chia những chia sẻ của A-Connection về E-commerce và các mô hình thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bạn có thêm nguồn tham khảo cho ý tưởng kinh doanh của mình nhé!

Xem thêm: FMCG là gì? Sự khác nhau giữa FMCG và ngành Retail