Điểm lại 21+ Chiến dịch Marketing thất bại thảm hại nhất trong lịch sử

Chiến dịch Marketing thất bại

Có những chiến dịch Marketing đưa tên tuổi của các thương hiệu lên tới đỉnh cao nhưng cũng có những chiến dịch Marketing thất bại thảm hại. Cùng A-Connection điểm xem đó là những chiến dịch nào nhé!

Chiến Dịch Marketing thảm hại “Cơn sốt số 349” của Pepsi

Chiến dịch Marketing thất bại

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1992, công ty PepsiCo tại Philippines liên tục bị “đối thủ truyền kiếp” của mình là Coca-Cola bỏ xa trên thị trường. Tại thị trường Philippines Coca-Cola nắm giữ 75% thị phần nước giải khát, so với chỉ 17% của Pepsi.

Vì muốn phá vỡ thế thượng phong của đối thủ, ban quản trị PepsiCo tại Philippines đưa ra một chương trình kích thích tiêu dùng đầy táo bạo mang tên “Cơn sốt số” (The Number Fever).

Luật chơi rất đơn giản: Ở dưới nắp chai các sản phẩm Pepsi, Mountain Dew và 7Up sẽ có một dãy 3 chữ số với cơ hội trúng từ 1.000 peso tới 1.000.000 peso (khoảng 434 nghìn VNĐ cho đến 434 triệu VNĐ). Tất cả nắp chai đều có 2 cơ hội trúng thưởng, trúng thưởng ngay hoặc trúng giải độc đắc sau đợt lựa chọn ngẫu nhiên vào cuối chương trình.

Chỉ trong vòng 2 tuần đầu sau khi truyền thông chiến dịch rộng rãi. Doanh thu của Pepsi tăng vọt tận 40%. Chiến dịch như tên gọi của nó đã nhanh chóng gây nên một “cơn sốt” khắp Philippines.

>>> Tham khảo thêm: Chiến lược marketing của Lotteria - “gã khổng lồ” fast food Hàn Quốc

Tuy nhiên “cơn sốt” nhanh chóng trở thành thảm kịch khi lễ công bố người thắng giải độc đắc ngày 25 tháng 5 bắt đầu. Khi con số thắng cuộc “349” được hiển thị trên màn hình. Không chỉ có một mà là… 490.116 “triệu phú peso” đã xuất hiện trên khắp nước Philippines. Trong khi tổng ngân sách chi cho chiến dịch chỉ vỏn vẹn 100 triệu pesos (khoảng 43 tỷ VND) thì ngân sách lúc này đã dội lên tới 490.116.000.000 pesos (212,5 nghìn tỷ VNĐ).

Pepsi ngay lập tức từ chối tính hợp lệ của giải độc đắc cho số “349”, cho rằng đây là một “lỗi đánh máy”. Nhưng hành động từ chối trách nhiệm tất nhiên không nhận được sự đồng ý của các “triệu phú” tại Philippines. Một nhóm người tự xưng “Liên minh 349” đã thừa cơ hội kích động bạo loạn khắp cả nước. Pepsi bị người dùng tẩy chay đến mức thị phần gần như trở về con số không, còn tệ hơn trước khi bắt đầu “cơn sốt”.

Chiến dịch Marketing thất bại “Thảm họa bóng bay Cleveland ‘86” 

Chiến dịch Marketing thất bại

Vào ngày 27/9/1986, Tổ chức từ thiện United Way của Cleveland đã thực hiện một chiến dịch mang tên Balloon Fest với mục đích gây quỹ từ thiện.

Cụ thể, tại Quảng trường Công Cộng của Cleveland, 1,5 triệu quả bóng được bơm đầy khí Heli đã được chuẩn bị để thả vào không trung. Với mong muốn tạo ấn tượng mạnh với công chúng và sẽ tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp chưa từng có và thực hiện một chiến dịch quảng cáo đi vào lịch sử thế giới. 

Tuy nhiên, khi số bóng bay này khi thả vào không trung đã va chạm với một luồng gió mạnh và mưa lớn, khiến chúng rơi xuống đất với hình dạng vẫn căng tròn, chúng nằm rải rác khắp mặt đất và làm tắc nghẽn các tuyến đường thủy trên khắp vùng Đông Bắc Ohio. Không chỉ vậy, nhiều quả bóng bay đã trôi dạt vào bờ hồ Erie của Canada vài ngày sau đó.

Hậu quả khiến 2 người thiệt mạng, và gây tắc giao thông và nhiều hoạt động khác của thành phố. Cleveland đã phải bồi thường và đối mặt với những vụ kiện không đáng có. 

Chiến dịch Marketing thất bại của Dove 2017

Chiến dịch Marketing thất bại

Quảng cáo cô gái da màu cởi áo và trở thành cô gái da trắng của hãng Dove năm 2017 tại Mỹ đã vấp phải chỉ trích vì mang tính phân biệt chủng tộc.

Cụ thể, nội dung quảng cáo quay cảnh một cô gái da màu mặc một chiếc áo phông màu nâu sẫm, sau khi cô cởi chiếc áo này ra thì biến thành một cô gái da trắng với diện mạo mới hoàn toàn khác biệt. 

Ngay từ khi được tung ra, quảng cáo này đã khiến hàng nghìn người tức giận, kêu gọi tẩy chay sản phẩm sữa tắm Dove. Khiến nhãn hàng phải gỡ bỏ quảng cáo ngay lập tức và lên tiếng xin lỗi trên Fanpage của Dove để xoa dịu dư luận. 

Ngay sau sự cố trên, giá cổ phiếu của Unilever đã giảm nhẹ tại thời điểm mở cửa thị trường chứng khoán London vào sáng ngày 9/10, khi hashtag #boycottdove (tẩy chay Dove) lan rộng trên nhiều phương tiện truyền thông xã hội.

>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Thành công và Thất bại của chiến dịch Marketing Starbucks

Chiến dịch Marketing thất bại của Seul Secret

Chiến dịch Marketing thất bại

Đoạn quảng cáo thuốc làm trắng da Snowz hiển thị hình ảnh một nữ diễn viên kiêm người mẫu 35 tuổi Cris Horwang với câu thoại: “Thật sự rất khó để giữ được vẻ đẹp này trong thời gian dài như vậy. Nếu tôi dừng việc chăm sóc cơ thể và dưỡng trắng da, những đầu tư trước đây của tôi coi như là vứt hết”. 

Sau câu thoại trên, hình ảnh của Cris Horwang bỗng dưng biến thành màu đen. Và nhân vật Cris đen nhìn liếc Cris trắng một cách ghen tức. Cris Horwang đen tiếp tục dùng câu thành ngữ của Thái Lan: “Một ngôi sao mới nổi sẽ lại chiếm lấy vị trí của tôi, biến tôi thành một ngôi sao đen”. Câu nói này có nghĩa là Cris Horwang đang lo lắng bản thân sẽ mất hết danh tiếng vì làn da tối màu.

Sau khi đăng tải video trên nền tảng youtube và facebook, nhãn hàng nhận về sự phẫn nộ từ cộng đồng người Thái Lan.

Họ cho rằng nhãn hàng Seoul Secret đang ám chỉ chỉ có làn da trắng mới đem lại vận may, tiền tài cho phụ nữ, còn làn da đen thì chỉ có thất bại. 

Chiến dịch Marketing thất bại của MCDonald's 1984 

Chiến dịch Marketing thất bại

Để củng cố và tăng cường sức mạnh thương hiệu, McDonald’s quyết định tổ chức hội thi trong suốt thời gian diễn ra Olympics 1984, tập trung vào việc tạo liên kết giữa những chiến thắng của Mỹ trong thế vận hội với đồ ăn thức uống của McDonald’s. Theo đó, với mỗi huy chương vàng, bạc, đồng mà Mỹ giành được, khách hàng sẽ được tặng (theo thứ tự) một chiếc Big Mac, khoai tây chiên, đồ uống miễn phí. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh chiến dịch này là một thảm họa đối với McDonald’s.

Do Liên bang Xô Viết rút khỏi thế vận hội, đồng nghĩa với việc Mỹ mất đi đối thủ điền kinh mạnh nhất. Nhờ đó mà Mỹ đã giành được nhiều huy chương hơn dự tính: 147 huy chương, bao gồm 83 huy chương vàng. Điều này khiến hệ thống cửa hàng hết nhẵn Big Mac, đồng thời ngân sách chi cho chiến dịch cũng bị thổi phồng lên nhiều.

Chiến dịch Marketing thất bại của Coca Cola với sản phẩm mới New Coke 

Chiến dịch Marketing thất bại

Coca-Cola đã dành hơn 1 thế kỷ để chiến đấu, nhằm giữ vững uy thế của mình so với Pepsi, một cuộc chiến làm thay đổi cả tầng lớp xã hội, chính trị và thậm chí cả mối quan hệ chủng tộc ở Mỹ. Coca-Cola quyết định mở rộng thị phần bằng việc tung ra thị trường sản phẩm mới có tên “New Coke”, vượt trội hơn cả Pepsi và Coca-Cola thường.

Tuy nhiên, đưa ra một phiên bản mới của thức uống số một của hãng và từ bỏ công thức truyền thống, đồng nghĩa với việc Coca-Cola ngầm thừa nhận mình đã thua trong cuộc chiến Cola. Sau khi bỏ ra nhiều triệu USD cho nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và tiếp thị New Coke, công ty quyết định quay về với công thức Coca-Cola truyền thống, giành lại được sự ủng hộ của những người nghiện Coke trên toàn thế giới.
Bạn có biết các
Chiến dịch Marketing “thảm họa” của KFC

Trên đây là tất cả những kiến thức về các Chiến dịch Marketing thất bại thảm hại nhất trong lịch sử. Mong rằng với những kiến thức này có thể giúp cho bạn tránh mắc phải sai lầm tương tự khi thực hiện các chiến dịch Marketing cho doanh nghiệp của mình nhé!