Chiến lược phát triển thương hiệu của Starbucks - Bài học cho nền cafe Việt Nam

Trong cuộc đua khốc liệt của thị trường hiện nay, việc xây dựng và phát triển một thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo là điều kiện tiên quyết để tạo sự khác biệt và thu hút sự chú ý của khách hàng. Một ví dụ điển hình cho chiến lược phát triển thương hiệu thành công là Starbucks - tập đoàn cà phê nổi tiếng toàn cầu.

Chiến lược phát triển thương hiệu của starbucks

Giới thiệu về thương hiệu Starbucks

Starbucks là một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng và được biết đến trên toàn thế giới. Được thành lập vào năm 1971 tại Seattle, Mỹ. Starbucks đã trở thành một biểu tượng về cà phê chất lượng cao và không gian gặp gỡ xã hội.

Chiến lược phát triển thương hiệu của starbucks

Tính đến tháng 11 năm 2021, công ty đã có 33,833 cửa hàng tại 80 quốc gia, 15,444 trong số đó được đặt tại Hoa Kỳ. Trong số các cửa hàng có trụ sở tại Hoa Kỳ của Starbucks, hơn 8,900 cửa hàng do công ty điều hành, trong khi phần còn lại được nhượng quyền.

Thương hiệu này nổi tiếng với việc chọn lựa cẩn thận các hạt cà phê Arabica từ các khu vực trồng cà phê hàng đầu thế giới. Starbucks cũng tự hào về quy trình rang xay cà phê tinh tế và chú trọng đến việc tạo ra các đồ uống đa dạng và độc đáo, từ cappuccino và latte đến Frappuccino và bánh mì sandwich.

>>> Xem thêm: Chiến lược phát triển thương hiệu OMO: Đánh dấu thành công cho Unilever

Chiến lược phát triển thương hiệu của Starbuck

Chiến lược phát triển thương hiệu của starbucks

Chiến lược về sản phẩm

Starbucks là thương hiệu không ngừng đổi mới sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Thời gian đầu, sản phẩm của Starbuck chỉ có cà phê. Nhưng sau đó, vì muốn chinh phục nhiều khách hàng tiềm năng, thương hiệu đã đa dạng hóa sản phẩm: 

- Cà phê

- Trà

- Sinh tố

- Đồ nướng

- Frappuccino

- Các loại đồ uống khác

Một số mặt hàng đi kèm như: bình giữ nhiệt, ly giữ nhiệt, cốc sứ,…

Starbucks cam kết cung cấp cà phê và các sản phẩm liên quan với chất lượng tốt nhất. Họ không chỉ tập trung vào việc cung cấp cà phê ngon mà còn luôn đảm bảo nguyên liệu tươi, pha chế chính xác và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.

Chiến lược phát triển thương hiệu của starbucks

Thương hiệu này có một danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú. Điều này cho phép họ phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng và tăng cơ hội thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Starbucks đã sử dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Đồng thời, mang đến sản phẩm chất lượng cao, được chọn lọc tỉ mỉ đến với từng khách hàng. Yếu tố này giúp Starbucks xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và thu hút được nhiều khách hàng trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Qua đó, góp phần giúp cho chiến lược phát triển thương hiệu của starbucks thành công hơn.

Chiến lược về giá

Đối với chiến lược về giá, Starbucks định giá sản phẩm mình ở mức cao cấp. Thương hiệu tập trung vào khai thác tệp khách hàng tầm trung trở lên. Đồng thời, đánh vào tâm lý khách hàng: “tiền nào của nấy”. 

Starbucks xây dựng cho mình một hình ảnh sản phẩm cao cấp và chất lượng. Điều này cho phép họ đưa ra mức giá cao hơn mà vẫn thu hút được các nhóm khách hàng muốn trải nghiệm sự sang trọng. Qua đó, đặt một mức giá cao vào giá trị thương hiệu của mình.

Chiến lược phát triển thương hiệu của starbucks

Để đạt được điều này, thương hiệu đã làm rất tốt qua chiến lược về sản phẩm của mình. Họ chú trọng chất lượng sản phẩm, cẩn thận từ khâu quy trình đến chọn nguyên liệu  một cách nghiêm ngặt. Họ cũng không quên đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng. Bởi những con người ấy cũng là yếu tố quan trọng giúp chiến lược phát triển thương hiệu của starbucks hoàn thiện hơn.

Trong chiến lược về giá, Starbucks đã sử dụng các chiêu thức:

- Combo sản phẩm: bữa sáng tiết kiệm chi phí,…

- Tung sản phẩm cà phê giá rẻ

- Các chương trình ưu đãi vào dịp lễ, ngày kỉ niệm của Starbuck hay sinh nhật của khách hàng

- Giảm giá khi khách hàng sử dụng cốc và bình của hãng để đựng đồ uống

- Đưa ra mức giá hấp dẫn khi khách hàng lựa chọn đồ uống size lớn 

Chiến lược hệ thống phân phối

Starbucks đi theo chiến lược phân phối rộng khắp. Thương hiệu đã xây dựng một mạng lưới các cửa hàng trên toàn cầu và chọn vị trí cẩn thận cho từng cửa hàng.

Họ đặt cửa hàng ở những vị trí thuận lợi và nhắm đến đúng khách hàng mục tiêu của mình. Thương hiệu này đặt cửa hàng của mình ngay dưới tòa nhà của các công ty văn phòng. Điều này thu hút một lượng lớn khách hàng là dân công sở.

Chiến lược phát triển thương hiệu của starbucks

 Bên cạnh đó, các trung tâm thương mại tại các thành phố lớn, khách sạn cao cấp hay sân bay đều được thương hiệu đặt cửa hàng. Vì thế, Starbucks đã mở rộng thị phần một cách nhanh chóng. Điều này cũng tạo sự tiện lợi  cho khách hàng khi muốn thưởng thức sản phẩm của thương hiệu này.

Ngoài việc phân phối trực tiếp, Starbucks còn phân phối qua ứng dụng của riêng thương hiệu, cho phép khách đặt hàng và thanh toán trực tuyến. Điều này mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho khách hàng. Đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận và tăng tính tương tác với khách hàng thông qua kênh trực tuyến. Có thể thấy, chiến lược phát triển thương hiệu của starbucks là mong muốn thương hiệu này vươn xa hơn trong tương lai.

Đến nay, Starbucks đã có mặt tại hơn 40.000 cửa hàng lớn/nhỏ, trong đó có 33.000 cửa hàng tại Hoa kỳ. Một con số khổng lồ khẳng định cho vị thế số một của thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới. 

Chiến lược xúc tiến hỗn hợp

Quảng cáo thông qua mạng xã hội 

Social Media là nền tảng hiệu quả tiếp cận đúng đối tượng khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp. Theo thống kê đến từ trang Statista.com năm 2020, trung bình mỗi ngày, người dùng dành khoảng 135 phút mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

 

Chiến lược phát triển thương hiệu của starbucks

Hiểu được insight khách hàng, Starbucks đã biến thương hiệu mình trở thành cái tên được nhắc nhiều nhất trên mạng xã hội. Họ đã tận dụng sở thích chụp ảnh của khách hàng khi uống cà phê cùng bạn bè, người thân. Họ cùng nhau trò chuyện, tận hưởng cuộc sống bên ly cà phê trong không gian nhẹ nhàng, thư giãn. Hình ảnh này đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ của cộng động mạng xã hội

Triển khai các chương trình khuyến mãi

Starbucks Reward – một trong những chương trình khuyến mãi nổi bật của Starbucks. Bạn có thể sử dụng tấm thẻ này để được nhận quà miễn phí từ thương hiệu sau khi mua một số lượng nhất định sản phẩm.

Chiến lược phát triển thương hiệu của starbucks

Ở việt Nam, khi mua hóa đơn đầu tiên trị giá từ 200.000 VNĐ, bạn sẽ được tặng một đồ uống bất kỳ. Nhưng với điều kiện bạn phải sở hữu thẻ thành viên. Ngoài ra, bạn sẽ được Starbucks tặng một cái bánh ngọt thay cho lời chúc vào dịp sinh nhật.

Marketing truyền miệng

Đi đầu trong hình thức marketing này là thương hiệu Starbucks. Ngay từ trong quá trình hình thành và phát triển, họ đã tạo cho mình là một thương hiệu được nhiều người “nghiện” cà phê săn lùng. 

Một khách hàng đã lưu lại những khoảnh khắc cùng cửa hàng Starbucks trên khắp thế giới và đăng lên website. Và nó luôn nằm trong top 10 của Google khi tìm kiếm từ “Cà phê Starbucks”. Hành động của vị khách hàng này vô tình trở thành công cụ quảng cáo miễn phí cho thương hiệu Starbucks. Điều này góp phần không nhỏ cho chiến lược phát triển thương hiệu của starbucks

Chiến lược phát triển thương hiệu của Starbucks đã giúp họ bành trướng thương hiệu của mình trên thế giới. Starbucks đã chứng minh khả năng xây dựng một thương hiệu thành công của mình. Điều này không chỉ phụ thuộc vào sản phẩm, mà còn dựa vào các giá trị và kinh nghiệm thương hiệu mang lại.

Điều này là một bài học quan trọng cho các doanh nghiệp khác trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.