Chiến lược phát triển thương hiệu của Pepsi - Sự thành công của ông lớn ngành nước có gas

Trên thị trường nước giải khát cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và tạo được sự khác biệt là yếu tố quan trọng để thành công. Với chiến lược phát triển thương hiệu của Pepsi, đã đưa tên tuổi thương hiệu đến với người tiêu dùng khắp thế giới. 

Chiến lược phát triển thương hiệu của pepsi

Giới thiệu về Pepsico Việt Nam 

Chiến lược phát triển thương hiệu của pepsi

Pepsico là tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, có mặt trên toàn cầu. Năm 1994, Pepsico chính thức gia nhập vào thị trường Việt Nam. Từ đó lấy tên là Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam. Đây là công ty có 100% vốn nước ngoài, chuyên sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng.

 

>>> Đọc thêm: Chiến lược phát triển thương hiệu của Vinamilk - Sự đổi mới và sáng tạo

Chiến lược phát triển thương hiệu của pepsi

Chiến lược phát triển thương hiệu của pepsi

Chiến lược phát triển thương hiệu của Pepsi đã đưa nhãn hàng này đứng đầu Top 10 công ty đồ uống uy tín. Thương hiệu trở thành đối thủ đáng gờm của các công ty sản xuất nước giải khát tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm của Pepsi tập trung vào việc mang đến sự đa dạng và chất lượng cho khách hàng. Điều đó thông qua các thương hiệu mà công ty sở hữu.

Pepsico không chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất. Hãng còn đa dạng hóa danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài Pepsi, công ty cho ra đời các  thương hiệu nước giải khát như: Mirinda, Lipton, 7 UP…

Chiến lược phát triển thương hiệu của pepsi

Doanh nghiệp cam kết mang lại sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng. Nhãn hàng đảm bảo rằng sản phẩm của họ tuân thủ các quy chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất. Việc nghiên cứu và cải tiến sản phẩm liên tục, giúp Pepsi mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, Pepsi cũng nghiên cứu và cho ra mắt loại chai nhựa thân thiện với môi trường. Hãng đã tận dụng những phế phẩm trong khi quy trình sản xuất các ngành hàng khác của mình.  Tiêu biểu như vỏ khoai tây, vỏ cam và vỏ yến mạch để thực hiện sản xuất chai Greenpet. Điều này thúc đẩy chiến lược phát triển thương hiệu của Pepsi.

Chiến lược về giá 

Chiến lược giá của Pepsi rất cẩn thận và linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, cạnh tranh hiệu quả trên thị trường và đảm bảo lợi nhuận bền vững. 

Định giá thâm nhập thị trường: Pepsi định giá sản phẩm thấp ngay từ ban đầu với mục đích thâm nhập thị trường. Hãng mong muốn tiếp cận được số đông khách hàng và chiếm được thị phần lớn.

Chiến lược phát triển thương hiệu của pepsi

Định giá chiết khấu: Việc định giá này áp dụng cho khách hàng thanh toán trước thời hạn hoặc mua số lượng lớn. Pepsi sẽ điều chỉnh mức giá của sản phẩm để chiết khấu cho những khách hàng này

Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: Mỗi sản phẩm sẽ định giá khác nhau để phù hợp với từng loại.

Chiến lược phân phối 

Mặc dù trụ sở chính ở New York, nhưng sản phẩm của Pepsi đã có mặt trên 200 quốc gia trên toàn cầu. Hiện tại, hãng có 36 nhà máy đóng chai khắp thế giới.

Chiến lược phát triển thương hiệu của pepsi

Tại Việt Nam, Pepsi phân phối thông qua các kênh trung gian. Tiêu biểu như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đại lý…để đưa sản phẩm đến tay khách hàng.

Ngoài ra, thương hiệu còn kết hợp với các nhãn hàng fast food lớn để tiêu thụ sản phẩm của mình. Trong đó có thể kể đến hai “ông lớn” là KFC và Pizza Hut. Bước đi này giúp chiến lược phát triển thương hiệu của pepsi thành công hơn.

Chiến lược xúc tiến

Chiến lược phát triển thương hiệu của pepsi

Quảng cáo 

Nhãn hàng đã quảng cáo trên nhiều phương tiện, “phủ sóng” khắp nơi để đẩy mạnh chiến lược phát triển thương hiệu của pepsi :

- Quảng cáo in ấn:  báo chí, tạp chí, ấn phẩm thương mại.

- Quảng cáo điện tử: truyền hình, phim, internet,...

- Quảng cáo ngoài trời: banner, áp - phích, bảng hiệu,...

- Quảng cáo theo hình hình thức trực tiếp: thư trực tiếp, điện thoại.

- Các phương tiện quảng cáo khác: quảng cáo tại điểm bán, hội chợ, quảng cáo trên các vật phẩm…

>>> Tìm hiểu thêm: Marketing du kích là gì? 10+ chiến dịch marketing du kích độc đáo nhất mọi thời đại.

Quan hệ công chúng 

 

Pepsi thực hiện nhiều chiến dịch quảng bá thương hiệu thông qua hoạt động quan hệ công chúng.  Điển hình như tổ chức sự kiện, báo chí và từ thiện.

Tổ chức sự kiện: Pepsi đã tổ chức các chương trình âm nhạc với những trò chơi vận động thú vị, có nhiều phần quà hấp dẫn 

Hoạt động xã hội: Pepsi đã làm nên chương trình “PepsiCo Việt Nam và những người bạn chung tay vì cộng đồng”. Chương trình đã thu hút sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng: vừa giàu giá trị nhân văn, vừa ghi dấu ấn thương hiệu trong lòng khách hàng. 

Khuyến mãi

Khuyến mãi là một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu của Pepsi.

Pepsi nổi tiếng với việc cung cấp mã giảm giá cho các đơn hàng lớn. Nếu một nhà phân phối khi đặt hàng với số lượng lớn và phương thức thanh toán được Pepsi chấp nhận thì sẽ được giảm giá đáng kể. Điều này giúp khách hàng có động lực mua thêm hàng của công ty.\

Chiến lược phát triển thương hiệu của pepsi đã tạo nên sự thành công của ông lớn ngành nước có gas. Với khả năng thích ứng và cập nhật liên tục xu hướng thị trường, Pepsi đã trở thành một thức uống quen thuộc và yêu thích trên toàn thế giới!

>>> Xem thêm: 6 chiến lược phát triển thương hiệu tối ưu cho start up