Chiến lược phát triển thương hiệu của Nike thống trị thời trang thể thao toàn cầu.

Trong ngành công nghiệp thời trang thể thao, hiếm có thương hiệu nào tỏ ra mạnh mẽ và ảnh hưởng như Nike. Với chiến lược phát triển thương hiệu sáng tạo và tinh thần chiến đấu không ngừng. Nike đã xây dựng một thương hiệu toàn cầu, là biểu tượng của sự thành công và niềm đam mê.

Chiến lược phát triển thương hiệu của Nike

Giới thiệu về tập đoàn Nike

Nike là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến thể thao.

Chiến lược phát triển thương hiệu của Nike

Nike được thành lập vào năm 1964 bởi Bill Bowerman và Phil Knight dưới tên gọi "Blue Ribbon Sports". Sau khi thay đổi tên thành Nike, công ty đã nhanh chóng phát triển và trở thành một thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.

 

Với phương châm "Just Do It", Nike khuyến khích mọi người thể hiện sự đam mê, sự kiên nhẫn và sự sáng tạo trong cuộc sống và hoạt động thể thao.

 

>>> Xem thêm: Chiến lược phát triển thương hiệu của Starbucks - Bài học cho nền cafe Việt Nam

Chiến lược phát triển thương hiệu của Nike 

Chiến lược phát triển thương hiệu của Nike đã đưa thương hiệu này trở thành đế chế ngành thời trang thể thao. Với những bước tiến đột phá và sự tập trung cao độ vào khách hàng, Nike đã xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo.

Chiến lược phát triển thương hiệu của Nike

Chiến lược về sản phẩm

Chiến lược về sản phẩm của Nike tập trung vào việc phát triển và cung cấp các sản phẩm thể thao chất lượng cao. Thương hiệu mong muốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang đến trải nghiệm tốt nhất. 

Nike luôn đặt mình ở vị trí tiên phong với việc đổi mới và cải tiến thiết kế sản phẩm. Nhãn hàng sử dụng công nghệ tiên tiến và vật liệu độc đáo để tạo ra giày dép, quần áo và phụ kiện đẳng cấp cao. Họ đã tích hợp các công nghệ hiện đại vào sản phẩm của mình như Nike Air, Flyknit, Dri-FIT và Zoom Air. Điều này giúp cải thiện hiệu suất và đem lại sự thoải mái cho người dùng.

Chiến lược phát triển thương hiệu của Nike

Bên cạnh đó, Nike cung cấp một loạt các sản phẩm cho nhiều môn thể thao khác nhau. Tiêu biểu như: bóng đá, bóng rổ, chạy bộ, tennis, golf. Họ muốn đảm bảo rằng khách hàng có thể tìm thấy những sản phẩm phù hợp cho hoạt động và sở thích cá nhân của mình.

Nhằm góp phần phát triển chiến lược phát triển thương hiệu của Nike, nhãn hàng này luôn theo dõi các xu hướng thị trường và nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Từ đó, phát triển sản phẩm phù hợp với xu hướng thời trang và các phong cách sống đang thịnh hành.

>>> Cùng xem thêm 6 Chiến lược phát triển thương hiệu tối ưu cho Start up

Chiến lược về giá

Chiến lược về giá của Nike đề cao sự cân nhắc giữa chất lượng và giá trị của sản phẩm. Điều này đảm bảo giá cả phù hợp với người tiêu dùng, đồng thời mang lại lợi nhuận cho công ty. 

Nike không chỉ xem giá là một con số, mà nó được coi là một phản ánh của giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm. Các sản phẩm của Nike thường có giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, nhưng điều này được hỗ trợ bởi chất lượng và hiệu suất cao của sản phẩm. 

Chiến lược phát triển thương hiệu của Nike

Nike sử dụng chiến lược phân khúc thị trường để điều chỉnh giá cả dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu. Họ tạo ra các dòng sản phẩm khác nhau với mức giá phù hợp cho từng phân khúc khách hàng: Từ sản phẩm cao cấp cho người chơi chuyên nghiệp đến sản phẩm giá trung bình cho người yêu thể thao thông thường.

Trong kinh doanh, “thương trường là chiến trường” nên Nike cũng áp dụng chiến lược giá cạnh tranh để thu hút khách hàng.  Doanh nghiệp cũng tìm kiếm cách cung cấp một số sản phẩm với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo chất lượng và thương hiệu của mình.

Chiến lược về hệ thống phân phối

Nike có một chiến lược phân phối rộng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên toàn cầu. 

Chiến lược phát triển thương hiệu của Nike

Những kênh phân phối chính thức của Nike gồm có: 

- Cửa hàng bán lẻ: Đây là kênh phân phối quan trọng nhất. Cửa hàng luôn được đặt ở vị trí thuận lợi và dễ tiếp cận với khách hàng nhất. Hiện tại, Nike có hơn 1000 cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới.

- Bán hàng trực tuyến: Trong mùa dịch Covid, các trang bán hàng trực tuyến đã cho thấy hiệu quả của việc bán hàng online. Trong tương lai không xa, Nike sẽ phát triển kênh phân phối này một cách triệt để nhất có thể.

- Hệ thống phân phối Niketown: Đây không chỉ là một kênh phân phối bán hàng. Nó còn là nơi xây dựng tình yêu thương hiệu, điểm tham quan du lịch. Trong đó, NikeTown London là cửa hàng lớn nhất thế giới. Ở đó, các sản phẩm mới nhất của Nike được bày bán. Hơn thế nữa, lịch sử, câu chuyện, hành trình của Nike cũng được trưng bày cho du khách xem. 

Chiến lược về xúc tiến hỗn hợp

Nike sử dụng chiến lược xúc tiến hỗn hợp đa dạng. Thương hiệu muốn sử dụng chiến lược này nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu, gia tăng doanh số và thu hút khách hàng.

Nike có các chiến dịch quảng cáo độc đáo và ấn tượng. Điều đó nâng cao nhận diện thương hiệu và tạo sự kết nối với khách hàng. Hãng đã sử dụng các ngôi sao thể thao và nhân vật nổi tiếng để tạo sự động viên và truyền cảm hứng cho người tiêu dùng.

Chiến lược phát triển thương hiệu của Nike

Nike tận dụng sức mạnh của Internet và công nghệ để tiếp cận khách hàng. Nhãn hàng thông qua các kênh trực tuyến, bao gồm: trang web chính thức, ứng dụng di động và mạng xã hội. Họ tạo ra nội dung hấp dẫn và tương tác với người tiêu dùng để tăng cường sự tham gia và xây dựng cộng đồng.

Nike thường xuyên tài trợ cho các sự kiện thể thao lớn và đội bóng nổi tiếng trên thế giới. Bằng cách liên kết với các sự kiện này, Nike tạo ra quan hệ tương tác với người hâm mộ và khách hàng tiềm năng.

Chiến lược phát triển thương hiệu của Nike đã chinh phục được những tín đồ yêu thích thể thao. Từ đó, đưa thương hiệu này trở thành “người khổng lồ” trong ngành thời trang thể thao trên toàn cầu!