Brand Voice là gì? 7 Bước Uốn Lưỡi thương hiệu

Brand Voice là gì

Brand voice đang ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại công nghệ số. Brand voice đồng nhất sẽ giúp bạn trở nên khác biệt và tạo chỗ đứng riêng trong tâm trí khách hàng. Vậy Brand Voice là gì, khám phá ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Brand Voice là gì?

Brand Voice hay Tiếng nói thương hiệu là cách mà bạn làm câu chuyện của mình vang lên trong đầu khán giả. Nó phải thể hiện được đặc điểm tích cách thương hiệu mà bạn đã tạo ra cho doanh nghiệp của mình. Tiếng nói ấy sẽ là giai điệu hòa quyện trong tất cả các hoạt động giao tiếp của doanh nghiệp, bất kể đó là trên mạng xã hội hay thông qua dịch vụ khách hàng.

Tầm quan trọng của Brand Voice với thương hiệu

 

Brand Voice là gì

Môi trường digital marketing đang ngày càng đông đúc. Cuộc cạnh tranh gắt gao ấy là nơi diễn ra hàng trăm, hàng nghìn cuộc thảo luận, mua bán hàng ngày từ các thương hiệu và người dùng. Bạn chỉ có thể vượt lên trên đối thủ khi biết cách tạo điểm nhấn, điểm đặc trưng mà chỉ thương hiệu bạn có và tất nhiên Brand Voice là một trong những yếu tố mà bạn không nên bỏ qua.  

Giọng nói thương hiệu giúp công ty bạn nổi bật giữa đám đông. Trong Sprout Social Index, những người tiêu dùng được khảo sát có lý do tại sao một số thương hiệu nổi bật hơn những thương hiệu khác thì 40% cho biết nội dung đáng nhớ, 33% cho biết cá tính riêng biệt và 32% cho biết cách kể chuyện hấp dẫn. Trong cả ba khía cạnh này, giọng nói thương hiệu đóng một vai trò quan trọng. Bạn không thể có cá tính riêng biệt nếu không có tiếng nói thương hiệu riêng biệt.

Sự khác nhau giữa Brand Voice và Brand Tone

 

Brand Voice là gì

Brand Voice (Giọng nói thương hiệu) và Brand Tone (Giọng điệu thương hiệu) là hai thuật ngữ khác biệt nhưng không ít người cho rằng chúng giống nhau. Khi Brand Voice đã được nhất quán thì Brand Tone sẽ được thay đổi linh hoạt tùy theo mục đích mà bạn muốn sử dụng.

Nói cách khác, Brand Voice bao trùm các nội dung mà bạn giao tiếp một cách chung chung trong khi Brand Tone sẽ thể hiện chi tiết cách mà bạn nói về điều đó và đi kèm với cảm xúc và thái độ trong từng trường hợp, từng tình huống cụ thể. Brand Tone có thể ứng biến trong trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng vẫn phải dựa trên nền tảng của Brand Voice.

>>> Tìm hiểu thêm: 5 Tips xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thời trang chuyên nghiệp

7 Bước uốn lưỡi thương hiệu trong xây dựng Brand Voice

1. Bắt đầu với sứ mệnh thương hiệu

 

Brand Voice là gì

Việc xác định sứ mệnh thương hiệu sẽ giúp marketer rút ra được một số đặc điểm cốt lõi nên có trong Brand Voice. 

Ví dụ tôn chỉ của A Good Company là Luôn minh bạch, Không đi đường tắt và Từ chối khuôn mẫu. Từ 3 giá trị này, đội ngũ A Good Company đã rút ra một số tính từ có trong Brand Voice: Rõ ràng, Công khai, Thân thiện và Thức thời. 

Sau khi đã xác định tính cách, nhiệm vụ tiếp theo chính là thể hiện nó như thế nào trên mọi phương thức diễn đạt, từ ngôn từ, hình ảnh đến âm thanh. 

2. Tìm hiểu chân dung khách hàng

 

Brand Voice là gì

Hãy trả lời 3 câu hỏi: Bạn muốn tiếp cận ai? Họ cần gì từ thương hiệu của bạn? Thương hiệu cung cấp cho họ điều gì mà không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác? 

Nghiên cứu người tiêu dùng giúp marketer biết được đâu là cách diễn đạt hiệu quả nhất với nhóm khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn, người dùng thích xem nội dung trên Buzzfeed sẽ có thị hiếu khác so với độc giả trên The New York Times. Người đọc Buzzfeed có xu hướng thích văn phong đời thường, hóm hỉnh. Trong khi thời báo lại thu hút độc giả chuộng lối viết hàn lâm. 

3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn

 

Brand Voice là gì

Bạn phải biết đối thủ cạnh tranh đã nói chuyện với khán giả của họ như thế nào? Họ sử dụng giọng điệu gì, họ xây dựng một hay rất nhiều giọng điệu khác nhau? Bạn thấy có nên áp dụng cách tiếp cận tương tự để trò chuyện với khán giả hay không? Hay liệu nó có phù hợp với sứ mệnh thương hiệu của riêng bạn? 

4. Viết ra bạn là ai và sẽ giao tiếp như thế nào

 

Brand Voice là gì

Hãy viết ra 3 tính từ mô tả chính xác nhất những tính cách thương hiệu của bạn, một cách chi tiết và cụ thể. Chọn những từ bao hàm tất cả các đặc điểm chính mà bạn nghĩ là quan trọng để truyền đạt tính cách của mình. 

Đừng cố gắng rập khuôn nó, hãy chọn những đặc điểm phù hợp với những gì thương hiệu của bạn cung cấp và đặc biệt là củng cố tuyên bố sứ mệnh của bạn. Có tiếng nói thương hiệu đích thực là một trong những cách chính yếu để thu hút khán giả của bạn, vì vậy đừng lo lắng nếu bạn có những đặc điểm hơi khác so với mong đợi. 

5. Kiểm nghiệm brand voice mới của bạn

 

Brand Voice là gì

Sau khi đã viết xuống các tính từ mà bạn mong muốn cùng bộ quy định xung quanh tiếng nói thương hiệu thì hãy thử nghiệm brand voice đó của bạn trên một quy mô nhất đinh. 

Ví dụ viết một bài đăng mẫu trên blog bằng giọng điệu mới được xác định, sau đó hãy đi hỏi bạn bè, đối tác hoặc một người hiểu rõ về doanh nghiệp của bạn xem họ nghĩ gì. Nếu bạn được “bật đèn xanh”, hãy thử gửi email đến một nhóm độc giả thân thiết và chân thành (bạn bè hoặc gia đình) để xem họ có thích những gì bạn đang đưa ra hay không, hoặc họ sẽ cảnh báo bạn “quay xe” kịp thời.

6. Lập danh sách nên và không nên làm

 

Brand Voice là gì

Ghi ra những điều mà Brand Voice không được phạm phải để tạo ra quy chuẩn trong thiết kế Brand Voice, thí dụ:

- Tiếng nói thương hiệu không được tự phụ.

- Tiếng nói thương hiệu không quá nặng nề.

- Tiếng nói thương hiệu không được phô trương.

- Tiếng nói thương hiệu không được tỏ vẻ thù địch.

Sau khi đã xác định những điều “không được” làm, thương hiệu có thể phản đề, tạo một danh sách nên làm để hình thành Brand Voice. 

7. Thống nhất tiếng nói

Brand Voice là gì

Sau khi đã xác định Brand Voice, thương hiệu nên đảm bảo mọi nhân sự sử dụng chung một giọng văn trên tất cả các nội dung tiếp thị. Nếu chỉ có nhân sự nội bộ sản xuất nội dung, tổ chức một buổi training để nhân sự làm quen với tiếng nói thương hiệu. Trong trường hợp có hợp tác với cộng tác viên, cần có bộ quy chuẩn chính thức để người đó nắm bắt và làm theo. 

Brand Voice giúp chiến lược thương hiệu trở nên sinh động, thú vị hơn. Thông qua Brand Voice, người đọc chỉ cần xem nội dung sẽ biết ngay nó đến từ nhãn hàng nào. Đấy chính là giá trị lâu dài giúp khách hàng mãi nhớ về thương hiệu của bạn. Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã nắm được khái niệm Brand Voice là gì rồi đúng không nào, chúc bạn kinh doanh thành công nhé!

>>>> Tham khảo thêm: 101 Điều cần biết về Linh Vật Thương Hiệu - Brand Mascot