Blockchain Platform là gì? Ứng dụng của công nghệ Blockchain trong thực tiễn hiện nay

Blockchain Platform là gì

Hiện nay, rất nhiều Blockchain Platform hiện đại đã được phát triển. Với lợi ích thiết thực, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng nền tảng Blockchain trong hoạt động kinh doanh của mình. Vậy chính xác Blockchain Platform là gì? Phân loại Blockchain Platform như thế nào? Ứng dụng của công nghệ Blockchain hiện nay ra sao? Cùng A-Connection tìm hiểu ngay sau đây nhé!

>>> Đọc thêm: Nền tảng Platform là gì? Điểm danh 10+ nền tảng Platform phổ biến hiện nay

Blockchain Platform là gì?

 

Blockchain Platform là gì

Đầu tiên, để hình dung được Blockchain Platform là gì? Chúng ta cần hiểu về khái niệm công nghệ Blockchain. 

Blockchain là công nghệ chuỗi - khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu.

Blockchain Platform là các dự án phát triển các nền tảng blockchain có khả năng hỗ trợ cho các nhà phát triển trong việc xây dựng các ứng dụng phi tập trung. Các ứng dụng phi tập trung này được xây dựng trên nền tảng blockchain và có thể bao gồm các ứng dụng giải trí, ứng dụng xem phim, nghe nhạc (như Youtube, Vimeo, Zing MP3…) và các ứng dụng khác.

Đặc điểm của Blockchain Platform là gì?

Blockchain Platform là gì

Muốn hiểu rõ hơn về loại công nghệ mới này thì đừng bỏ qua 5 đặc điểm của Blockchain Platform sau đây nhé!

 

Tính bảo mật

Khi phải xử lý nhiều thông tin nhạy cảm trong công việc, việc lựa chọn một platform có độ bảo mật cao và lịch sử giao dịch minh bạch là điều rất quan trọng. Vì vậy, tốt nhất là chúng ta nên tìm kiếm và lựa chọn những platform có uy tín trong cộng đồng về độ bảo mật và lịch sử giao dịch công khai. Bitcoin, Ethereum, EOS và NEO là những platform đang được đông đảo người dùng tin tưởng vì đáp ứng được các yêu cầu trên.

Khả năng mở rộng

Để đánh giá một nền tảng blockchain, ta cần xem xét khả năng xử lý giao dịch để đáp ứng nhu cầu của dự án. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với công nghệ blockchain là khả năng mở rộng, vì vậy yêu cầu sự chú ý đặc biệt. Nói một cách đơn giản, khả năng mở rộng của blockchain cần xem xét ba yếu tố quan trọng: tốc độ, độ bảo mật và tính phi tập trung. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nền tảng blockchain, đạt được hai yếu tố này không đồng nghĩa với sự đáp ứng tốt của yếu tố còn lại.

Tính thích ứng và chức năng

Lựa chọn một công nghệ có độ thích ứng cao sẽ là quyết định đúng đắn hơn nhiều so với việc lựa chọn công nghệ có độ thích ứng thấp. Bởi những công nghệ blockchain mang tính ứng dụng cao tất nhiên sẽ nhận được nhiều sự chú ý và sẽ được cập nhật và phát triển trong các năm tiếp theo. Ngoài ra, hiệu ứng cộng đồng là một điều rất quan trọng. Rất nhiều Blockchain Platform mã nguồn mở đang hoàn toàn hoặc phụ thuộc một phần vào cộng đồng để xác định, sửa lỗi và bảo mật hệ thống.

Riêng tư hay mang tính cộng đồng

Blockchain hiện được phân thành 2 loại: Public Blockchain và Private Blockchain. Trong đó:

- Public Blockchain: được hiểu là Blockchain phi tập trung. Có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể truy cập và tham gia với tư cách người xác thực.

- Private Blockchain: đây là những mạng riêng được chính phủ các nước ứng dụng vào dự án tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Loại Blockchain này có tính tập trung và chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước và một số công ty tư nhân. Bitcoin chính là cái tên nổi tiếng nhất về mạng lưới blockchain mở. Mọi người đều có thể thực hiện và xác minh giao dịch trên mạng lưới. 

Phân loại Blockchain Platform hiện nay

 

Blockchain Platform là gì

Ethereum Blockchain Platform

Ethereum cho phép người dùng chạy các hợp đồng thông minh qua mạng Blockchain tùy chỉnh. Một số lợi ích nổi bật Ethereum có thể mang đến cho người dùng phải kể đến như:

- Tính bất biến: không có bên thứ ba nào có thể thay đổi hoặc thao túng dữ liệu đã được ghi nhận trên Ethereum.

- Bảo mật cao: Ethereum không có điểm lỗi duy nhất và được bảo mật bằng mật mã. Nhờ vậy các ứng dụng trên nền tảng này có thể tránh khỏi các hoạt động gian lận và bị hack.

- Không có thời gian chết: các ứng dụng phi tập trung chạy trên Ethereum không bao giờ tắt và cũng không có thời gian chết.

- Tamper Proof: dApp trên Ethereum chống giả mạo dựa vào một mạng lưới được xây dựng bởi nguyên tắc đồng thuận. Do đó, việc kiểm soát là không thể xảy ra.

Ripple Blockchain Platform

Ripple được đánh giá là một trong những nền tảng công nghệ hoạt động tốt nhất hiện nay. Đặc điểm cơ bản của Ripple bao gồm:

- Cho phép người dùng gửi tiền nhanh chóng, dễ dàng trong phạm vi toàn cầu.

- Ripple là nền tảng để liên kết các nhà cung cấp thanh toán, ngân hàng và các giao dịch, trao đổi tiền điện tử.

- Nhờ tốc độ xử lý cao mà nền mà Ripple có thể thực hiện 05 giao dịch/1s.

R3 Corda Blockchain Platform

Tập đoàn tài chính R3 đã xây dựng một trong những nền tảng Blockchain mã nguồn mở có tên là Corda vào năm 2015. Corda là nền tảng Blockchain tiên tiến, cho phép các tổ chức giao dịch trực tiếp bằng những hợp đồng thông minh theo cách loại bỏ xích mích trong giao dịch kinh doanh.

 

Được thiết kế ban đầu bởi ngành tài chính và dành cho lĩnh vực tài chính, Corda hiện đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: chăm sóc sức khỏe, tài trợ thương mại, chuỗi cung ứng và các cơ quan chính phủ. Hơn 60 công ty, bao gồm cả Intel và Microsoft đang sử dụng Corda làm nền tảng Blockchain. HSBC, Intel, Bank of America Merrill Lynch và hàng chục tổ chức khác đã đầu tư khoảng 107 triệu đô la vào Corda.

Stellar Blockchain Platform

Stellar là một nền tảng Blockchain mở, phi tập trung, chuyên xử lý và lưu trữ các giao dịch chuyển tiền.  Mỗi ngày, nền tảng này có thể giúp người dùng tạo, chuyển và giao dịch các loại tiền như USD, Bitcoin hoặc bất cứ thứ gì có giá trị. Giống như Ethereum, nền tảng Stellar cũng có một loại tiền kỹ thuật số riêng có tên gọi là Lumen. Người dùng sẽ cần có một ít Lumen để thực hiện giao dịch và mở tài khoản.

Tezos Blockchain Platform

Tezos là nền tảng blockchain phi tập trung có thể phát triển bằng cách tự cập nhật. Một số đặc điểm cơ bản của nền tảng blockchain Tezos:

- Nó là một blockchain tự sửa đổi, Tezos cho phép sự phát triển của blockchain thay vì hard fork. Không giống như Ethereum và Bitcoin, hard fork không phải là tiêu chuẩn để nâng cấp hệ thống.

- Ngoài quản trị chuỗi và hệ thống tự cải thiện, nền tảng blockchain Tezos hỗ trợ các hợp đồng thông minh làm nó trở thành sự kết hợp giữa Ethereum và Dash.

- Nếu chúng ta lưu trữ tài sản trên Tezos thì cũng có thể tham gia vào việc quản lý giao thức này. Quá trình này được định nghĩa là quản trị theo chuỗi. 

IBM Blockchain Platform

IBM Blockchain là mạng lưới Blockchain phi tập trung đã thành công với các khách hàng doanh nghiệp ít sợ rủi ro hơn. Công cụ dành cho nhà phát triển Blockchain của IBM được thiết kế linh hoạt, tích hợp nhiều chức năng và có thể tùy chỉnh. IBM cũng đã đầu tư vào việc tạo ra một giao diện thân thiện với người dùng để đơn giản hóa các tác vụ quan trọng. Ví dụ  như thiết lập, thử nghiệm và triển khai nhanh chóng các hợp đồng thông minh.

Ứng dụng của công nghệ Blockchain Platform 

Tuy là công nghệ mới, nhưng lại được ứng dụng khá rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống, sản xuất, cùng tìm hiểu xem ứng dụng của công nghệ Blockchain Platform hiện nay như nào nhé. 

 

Blockchain Platform là gì

Ứng dụng trong lĩnh vực y tế

Xu hướng số hóa dữ liệu, thông tin người bệnh, đơn đặt hàng, quản lý kho, giao dịch cho các thiết bị y tế,… trong quá trình quản lý tài liệu đã trở nên phổ biến hơn. 

Các ứng dụng của blockchain khối trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế:

- Liên kết và phát triển ứng quản lý chất lượng và quản lý bệnh lý.

- Kiểm soát chuỗi cung ứng thuốc và vật tư y tế như theo dõi nguồn đầu vào, nguồn gốc và hạn sử dụng của các trang thiết bị y tế.

- Đảm bảo tính minh bạch và khả năng tự động hóa đối với giao dịch khám chữa bệnh, quyền sở hữu dữ liệu tình trạng sức khỏe của người bệnh, kết quả xét nghiệm lâm sàng.

Ứng dụng trong thương mại điện tử

Nhắc đến thương mại điện tử, chắc chắn không thể không đề cập đến tiền điện tử đầu tiên. Hiện nay, có đến hơn 22.000 địa điểm trên khắp thế giới hiện cho phép khách hàng thanh toán bằng tiền điện tử, bao gồm cả các thương hiệu lớn như Microsoft, Expedia và Overstock. Không chỉ dừng lại ở tiền điện tử, công nghệ Blockchain còn áp dụng và mang lại rất nhiều những lợi ích khác trong lĩnh vực thương mại điện tử, ví dụ như cải thiện quy trình kinh doanh nhanh hơn, rẻ hơn cho đến vấn đề bảo mật dữ liệu trong giao dịch cao hơn. 

Ứng dụng trong lĩnh vực tài chính

Nhiều ngân hàng trên thế giới sử dụng công nghệ này trong dịch vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế. Tại Việt Nam, các ngân hàng như MB, Vietcombank,... đã ứng dụng công nghệ Blockchain trên các ứng dụng ngân hàng số. Chính sự đổi mới này đã giúp cho các giao dịch trở nên hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các quy trình thủ công và dựa trên giấy tờ, thay vào đó là các quy trình được tổ chức một cách hoàn toàn tự động hóa.

Ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục

Với tính năng đồng bộ thông minh, các điều khoản về nội quy đào tạo sẽ được thực hiện tự động giúp xử lý những trường hợp vi phạm, nâng cao quy trình giảng dạy, phản hồi từ người học. Giúp hạn chế gian lận trong quá trình học tập, xin việc làm, học bổng, giảm thiểu tình trạng khai gian về học vấn, kinh nghiệm làm việc,… 

Ứng dụng trong chuỗi cung ứng

Công nghệ Blockchain còn giúp thống kê chính xác và nhanh nhất số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm bán được, số lượng sản phẩm còn hạn, hết hạn,…. Ngoài ra, giúp cho cả nhà quản lý và người tiêu dùng đều có thể tra cứu được các thông tin về sản phẩm, có chính hãng hay không, ngăn chặn hàng nhái trên thị trường một cách dễ dàng hơn. 


Từ những thông tin mà A-Connection trình bày ở trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về Blockchain Platform là gì rồi đúng không nào? Trên đây mới chỉ là một phần nhỏ của những gì công nghệ Blockchain tác động vào cuộc sống của chúng ta hiện nay. Trong tương lai, chắc chắn những ứng dụng của công nghệ Blockchain sẽ còn nhiều hơn nữa. Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết này.

>>> Tham khảo thêm: Brand Positioning là gì? Quy trình định vị thương hiệu cơ bản cho doanh nghiệp