Vì sao các thương hiệu nổi tiếng lại phải đổi tên/logo công ty sau thời gian dài hoạt động?

Thời gian vừa qua chắc hẳn thông tin công ty Facebook của tỷ phú Mark Zuckerberg đổi tên thành Meta tràn ngập khắp các mặt báo. Động thái đổi tên một công ty đã hoạt động lâu dài được cho là tránh những tác động tiêu cực của hàng loạt bê bối lớn của Facebook trong thời gian vừa qua. Và không chỉ Facebook mà nhiều công ty lớn cũng đã từng đổi tên thương hiệu/logo. Và lý do là gì?

 

Đối với những ai từng mở công ty đều biết rằng việc chọn tên cho thương hiệu chính là đều khó khăn, khi công ty đã đi vào hoạt động và trở thành một tập đoàn lớn có tầm ảnh hưởng còn là đều khó khăn hơn.

 

 

Đối với trường hợp của Facebook Inc- công ty đứng sau mạng xã hội Facebook với hàng tỷ người dung trên toàn cầu thì việc đổi tên là nhiệm vụ khó khăn hơn gấp nhiều lần. Việc đổi tên có thể chỉ áp dụng với công ty mẹ chứ không đổi tên mạng xã hội.

 

Áp lực của xã hội

 

Nhận thức của xã hội có thể nhanh chóng thay đổi và nhiều công ty tìm mọi cách để dự báo trước những thay đổi. Bên cạnh đó thì nhiều công ty cũng phải đối mặt với nhiều yếu tố tiêu cực bên ngoài.

 

Hãng dầu khí Total đổi tên từ TotalEnergies nhằm báo hiệu việc công ty mở rộng hoạt động sang lĩnh vực năng lượng tái tạo và mảng dầu khí cốt lỗi. Trong năm 2010, công ty tài chính GMAC (General Motors Acceptance Corporation) đổi tên thành Ally vì không muốn liên quan đến các hoạt động cho vay dưới chuẩn và gói trợ cấp hàng tỷ USD từ Chính phủ Mỹ. Trước đó hãng xe General Motors vào năm 2009 đã đệ đơn xin phá sản do khủng hoảng tài chính và nhận gói cứu trợ từ chính phủ, chính vì thế mà GMAC không muốn tên gọi của mình có chữ General Motors.

 

Làm mới hình ảnh

 

Comcast từng hy vọng việc đổi tên sẽ giúp khách hàng quên đi mức giá cao và dịch vụ khách hàng nghèo nàn của mình

 

Dần theo thời gian, nhiều thương hiệu mất đi sức hút vì bê bối và chất lượng sản phẩm suy giảm do nhiều lý do. Khi điều này xảy ra thì việc đổi tên có thể là một cách làm cho khách hàng quên đi sự tiêu cực trước đó. Tại Mỹ, các nhà cung cấp dịch vụ internet và truyền hình tại Mỹ thường đứng chót trong xếp hạng về sự hài long khách hàng, chính vì thế mà nhiều công ty ở lĩnh vực này đổi tên trong những năm gần đây
 

Muốn mở rộng hoạt động

 

Đối với một số công ty khác sẽ đổi tên/logo sau khi tăng trưởng nhanh chóng hoặc thành công sau khi ra mắt một số sản phẩm mới. Sau thời gian tăng trưởng ổn định, các công ty có thể thấy rằng tên gọi hiện tại của mình quá hạn chế hoặc không phản ánh chính xác hoạt động hiện tại của mình

 

 

 Apple và Starbucks là 2 cái tên lớn và đều từng đơn giản hóa tên gọi công ty sau một thời gian hoạt động. Tên gọi trước đây của Apple là “Apple Computers”. Đến năm 2007, hãng công nghệ khổng lồ bỏ chữ “Computers” (máy tính) ra khỏi tên công ty khi hoạt động kinh doanh của hãng không còn chỉ gói gọn trong máy tính nữa. Năm đó, Apple ra mắt phiên bản di động thông minh iPhone đầu tiên. Tương tự, Starbucks cũng bỏ chữ “Coffee” (cà phê) ra khỏi tên gọi của mình vào năm 2011, khi các sản phẩm của công ty không chỉ xoay quanh cà phê.

 

Một trong những vụ thay đổi tên công ty nổi tiếng nhất vài năm trở lại đây là của Google, đổi tên thành Alphabet. Động thái này cho thấy gã khổng lồ Mỹ muốn phát triển hơn nữa ngoài công cụ tìm kiếm và quảng cáo.

 

Đổi tên sau quá trình Starup

 

Quá trình đổi tên và nhận diện của Google từ quá trình Starup đến nay

 

Trong giai đoạn đầu của quá trình thành lập, các công ty lớn đều đã đổi tên khác so với tên gọi lúc mới thành lập của mình. Trước đây Google có tên là Backrub, Instagram từng ra đời với tên gọi Bourbn, Twitter với tên Twittr.

 

Vấn đề bản quyền

 

 

Nhiều công ty ra đời là một dự án thử nghiệm hoặc đam mê của nhà sáng lập, chính vì thế ban đầu các nhà sáng lập không quan tâm đến vấn đề này. Đó là trường hợp của Picaboo- tên gọi trước đây của ứng dụng Snapchat. Nền tảng này đã buộc phải đổi tên vào năm 2011 do đã tồn tại một công ty về sách sảnh có tên Picaboo.

 

Đổi tên để có thể sửa chữa sai lầm

 

 

Có nhiều trường hợp công ty đã đổi tên sau đó cảm thấy “họ đã sai lầm” và đổi trở lại tên cũ. Như trường hợp của Tribune Publishing. Công ty này đã phải đổi lại tên cũ sau khi đổi thành Tronc năm 2016- động thái được cho là nỗ lực vụng về nhằm định vị thương hiệu là nhà xuất bản kỹ thuật số đầu tiên

 

Ở trường hợp công ty Facebook đổi tên thành Meta cũng bắt đầu từ nhiều lý do và theo các nhà phân tích, lý do lớn nhất có thể là bởi thương hiệu Facebook đã gắn liền với nhiều vụ bê bối và yếu tố tiêu cực. Trước khi xảy ra sự cố ngừng hoạt động và vụ tố cáo của nhân viên cũ thì gần đây, Facebook đã chìm trong bê bối về tín nhiệm trong 1 thời gian dài, rò rỉ dữ liệu, liên quan chính trị cũng như kiểm soát nội dung.