Trầm cảm theo mùa (SAD) là gì? Ai có nguy cơ mắc phải?

 

Trầm cảm theo mùa (Tên tiếng anh là Seasonal affective disorder – SAD). Đây là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, thường bắt đầu xảy ra vào mùa thu và kéo dài tới mùa đông, làm giảm nguồn năng lượng của bạn và làm bạn cảm thấy mệt mỏi và nhiều phiền não.

 

Người trầm cảm theo mùa sẽ có những dấu hiệu trầm cảm theo chu kỳ, tình trạng sẽ nghiêm trọng vào mùa đông, mùa thu nhưng lại hồi phục như một người bình thường trong những ngày nắng đẹp vào mùa xuân và mùa hè. Nguyên nhân được xác định là do sự thay đổi ánh sáng khác biệt giữa các mùa.

 

Trầm cảm theo mùa  (SAD) là gì? Ai có nguy cơ mắc phải? A-CONNECTION.COM.VN

 

  1. Đối tượng dễ mắc phải trầm cảm theo mùa

 

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh khó chịu này. Tuy nhiên thì theo y học, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh như:

  • Người ở độ tuổi từ 15 – 55 tuổi
  • Người có người thân đã từng mắc bệnh này ít nhất 1 lần
  • Những người sống ở khu vực có thời gian ánh sáng chiếu ít và thay đổi mức độ chiếu sáng rõ rệt, thay đổi thời tiết đột ngột giữa các mùa trong năm

 

  1. Nguyên nhân gây ra trầm cảm theo mùa

 

Trầm cảm theo mùa  (SAD) là gì? Ai có nguy cơ mắc phải? A-CONNECTION.COM.VN

 

Các nguyên nhân gây ra căn bệnh này đến nay vẫn chưa có xác định rõ, nhưng có 1 vài yếu tố có vai trò quan trọng trong chứng trầm cảm này

 

  • Ảnh hưởng của đồng hồ sinh học: Giảm mức độ ánh sáng vào mùa thu – đông là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Giảm ánh sáng có thể làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học trong cơ thể, gây cảm giác buồn ngủ

 

  • Giảm serotonin: chất dẫn truyền xung thần kinh serotonin ảnh hưởng đến cảm xúc. Việc giảm cường độ ánh sáng trong mùa đông gây ra giảm serotonin

 

  • Giảm melatonin: sự thay đổi theo mùa có thể làm mất cân bằng melatonin trong cơ thể, một hormone có vai trò quan trọng trong điều hòa giấc ngủ và cảm xúc

 

  1. Những đặc điểm nhận biết của trầm cảm theo mùa

 

Biểu hiện của trầm cảm theo mùa có nhiều điểm tương tự như trầm cảm thông thường nên dễ bị nhầm lẫn nên có thể nhận biết qua các biểu hiện sau:

 

Trầm cảm theo mùa  (SAD) là gì? Ai có nguy cơ mắc phải? A-CONNECTION.COM.VN

 

- Người mệt mỏi, ủ rũ, buồn bã

- Dễ bị kích động: cáu gắt, lo lắng, bồn chồn

- Giảm hứng thú với các hoạt động ưa thích

- Ăn nhiều hơn, đặc biệt là các thức ăn nhiều tinh bột như: cơm, bánh mì

- Tăng cân nhanh chóng

- Ngủ nhiều hơn

- Người không tỉnh táo, luôn trong trạng thái lờ đờ, mơ màng

- Người chậm chạp, uể oải

- Triệu chứng chỉ xuất hiện vào một thời điểm cố định trong năm và có tính chu kỳ.

 

  1. Hậu quả của trầm cảm theo mùa

 

Căn bệnh này sẽ khiến cho người bệnh có những ảnh hưởng như:

  • Thu mình khỏi những mối quan hệ xã hội
  • Ảnh hưởng đến công việc học tập và công việc
  • Lạm dụng chất kích thích
  • Rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống
  • Có hình vi tiêu cực: tự sát, tự hành hạ bản thân

 

  1.  Cách điều trị trầm cảm theo mùa

 

Nếu bạn, hoặc người thân của mình có dấu hiệu của trầm cảm nặng theo mùa này thì hãy tìm ngay sự giúp đỡ từ chuyên gia và bác sĩ, còn nếu chỉ đang ở giai đoạn trầm cảm nhẹ thì chúng ta có thể cải thiện bằng một vài phương pháp trị liệu nhẹ nhàng như:

 

Trầm cảm theo mùa  (SAD) là gì? Ai có nguy cơ mắc phải? A-CONNECTION.COM.VN

 

5.1. Tiếp xúc ánh sáng

 

Người mắc phải bệnh nên ngồi trước một thiết bị chiếu sáng khoảng 45 phút/ngày. Trong thời gian chiếu sáng thì người bệnh phải thường xuyên liếc nhìn thiết bị chiếu sáng để ánh sáng tác động đến.

 

Nên thực hiện vào buổi sáng, không nên vào buổi tối vì sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ.

 

Để tăng hiệu quả điều trị thì người bệnh nên thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào những lúc ánh nắng dịu như sáng sớm hoặc buổi chiều

 

5.2. Bổ sung Vitamin D

 

Vitamin D hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị, giúp việc điều trị trầm cảm theo mùa hiệu quả hơn. Các nghiên cứu chỉ ra những người thiếu vitamin D có nguy cơ mắc trầm cảm theo mùa. Người bệnh nên bổ sung vitamin D liên tục trong 3 tháng để mang lại hiệu quả.

 

  1. Những món ăn giúp bạn “xoa dịu” chứng trầm cảm theo mùa

 

Có rất nhiều loại thực phẩm giúp tăng cường trí não, cân bằng lượng đường trong máu, có thể giúp giảm đi các triệu chứng rối loạn cảm xúc theo mùa

 

Trầm cảm theo mùa  (SAD) là gì? Ai có nguy cơ mắc phải? A-CONNECTION.COM.VN

 

  • Cá hồi và cá hồi vân có chứa nhiều axit béo omega-3 giúp hỗ trợ sức khỏe não bộ và tăng cường vitamin- D cho cơ thể

 

  • Những loại quả mọng nước như việt quất, mâm xôi, dâu tây,…có chứa nhiều chất oxy hóa, giảm lo lắng và mệt mỏi. Theo các nghiên cứu y học dinh dưỡng, tiêu thụ một lượng lớn chất chống oxy hóa giúp giảm tỉ lệ trầm cảm

 

  • Trà xanh, trà đen, trà trắng cung cấp cho não bộ một lượng caffeine mức độ nhẹ và mang đến nhiều lợi ích cho não bộ. Theo nghiên cứu của tạp chí Nutrients tiêu thụ trà giúp giảm nguy cơ trầm cảm đến 31%

 

  • Các loại rau xanh như cải bó xôi, cải ngọt, cải thìa,…các loại rau xanh khác có chưa nhiều vitamin B rất quan trọng cho chức năng não. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt vitamin nhóm này có liên quan đến rối loạn tâm trạng ở một số người.