Tổng hợp 30 chiến dịch marketing kinh điển đến từ thương hiệu toàn cầu - Phần 1

chiến dịch marketing kinh điển

Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp càng phải sáng tạo nhiều hơn. Thông qua các chiến dịch Marketing để thu hút khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Sau đây, cùng A-Connection điểm qua 15 chiến dịch Marketing kinh điển đến từ các thương hiệu lớn gây bão truyền thông một thời nhé!

1. Pepsi: “Better With Pepsi”

chiến dịch marketing kinh điển

Pepsi và Coca Cola hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ uống có gas, được xem là “kỳ phùng địch thủ” của nhau. Hai thương hiệu này rất nhiều lần khiến công chúng “ngã ngửa” vì những chiến dịch Marketing “đá xoáy” vô cùng sáng tạo. Để khẳng định vị thế của thương hiệu trên thị trường, Pepsi đã thực hiện chiến dịch “Better With Pepsi”, khởi động với một bộ print-ad được tung ra vào ngày #NationalBurgerDay (Ngày Burger Quốc Gia) 27/05/2022. Theo đó, bộ print-ad đã sử dụng giấy gói của các hãng đồ ăn nhanh như Burger King, McDonald’s, Wendy’s. Đây là 3 thương hiệu thức ăn nhanh đã sử dụng đồ uống của Coca-Cola trong suốt 30 năm qua. Pepsi đã khéo léo khoanh tròn phần xuất hiện tự nhiên của logo Pepsi trên những loại giấy gói, gián tiếp khẳng định rằng Pepsi “có duyên" với burger hơn Coca Cola. 

2. Nike: ”Just Do It”

chiến dịch marketing kinh điển

Chiến dịch “Just Do It” được Nike thực hiện vào những năm cuối của thập niên 80. Chiến dịch ngay lập tức gây bão toàn cầu, đẩy doanh số của Nike lên 9.2 tỉ đô chỉ 10 năm sau đó. Câu “Just Do It” ngắn gọn, song đã đóng gói được toàn bộ những cảm xúc khi mọi người tập thể dục cho đến ngày nay họ vẫn cảm thấy vậy. Không muốn chạy 500m? “Just Do It”. Không muốn đạp xe 2 vòng hồ? “Just Do It”. Nó là câu slogan mà chúng ta có thể liên tưởng tới. Hãy liên tục đẩy bản thân vượt qua mọi giới hạn.

3. Coca Cola: “Share a Coke”

 

chiến dịch marketing kinh điển

Vào năm 2011, Coca - Cola thực hiện chiến dịch “Share a Coke”. Khởi điểm tại Úc, Coca - Cola tiến hành in 150 cái tên phổ biến nhất ở Úc lên vỏ lon Coca để lan truyền thông điệp “Nếu bạn yêu/ muốn gặp gỡ/ nhớ/ thích/ lâu rồi chưa gặp/…, hãy chia sẻ 1 lon nước ngọt với anh ấy/ chị ấy". Bên cạnh đó người tham gia cũng có thể nhắn tin SMS để tên một người bạn của mình xuất hiện trên bảng quảng cáo của Coca - Cola đặt trên phố. Khi cái tên đã được đăng lên, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn MMS có hình bảng quảng cáo để tự do chia sẻ qua Facebook và email. 

Sau đó, “Share a Coke” lan rộng ra hơn 100 quốc gia và tạo nên cơn sốt với giới trẻ thế giới. Ở Việt Nam, “Share a Coke” có mặt vào năm 2014 với tên “Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè” đã thu hút được đông đảo người trẻ và trở thành “hot trend” thời điểm đó.

4. KFC: “FCK”

chiến dịch marketing kinh điển

Vào tháng 2 năm 2018, hoạt động kinh doanh của KFC tại Vương quốc Anh gặp vài vấn đề, cụ thể đó là thiếu gà. Để giải quyết tình trạng này, KFC đã thực hiện 1 chiến dịch Marketing mang tên “KCF”. Với sự giúp đỡ của cơ quan sáng tạo Mother London, KFC đã thực hiện một quảng cáo toàn trang trên tờ Metro, tờ báo của Vương quốc Anh, sắp xếp lại ba chữ cái đầu nổi tiếng của mình để tạo ra một phản ứng vui nhộn mặc dù rõ ràng về tình trạng thiếu sản phẩm của mình. 

5. LinkedIn: “In It Together”

chiến dịch marketing kinh điển

Chiến dịch sử dụng các video là các ảnh đen trắng theo kiểu phim tài liệu để giới thiệu các câu chuyện thành công của người dùng LinkedIn trong môi trường độc đáo của họ. Họ thành công nhờ sử dụng ứng dụng LinkedIn và họ muốn chia sẻ thành công của mình với những người khác qua chính nơi đã giúp họ thành công - đó chính là LinkedIn. Chiến dịch “In It Together” được thực hiện tại 4 thị trường chính là Francisco, Philadenphia, Los Angeles và Atlanta, kéo dài trong vòng 12 tuần.

6. Carlsberg : “Don't Drink and Boat”

chiến dịch marketing kinh điển

Don’t Drink and Boat” là chiến dịch được thực hiện bởi thương hiệu bia Đan Mạch Carlsberg. Ý tưởng này xuất phát từ việc người Thụy Điển thường tới Đan mạch mua rượu vì chính phủ Thụy Điển hạn chế người dân nước này tiêu thụ đồ uống có cồn vượt mức cho phép. Carlsberg cùng công ty sáng tạo BCW Stockholm đã tạo ra một chiến dịch độc đáo. Chiến dịch nhắc nhở người Thụy Điển về sự nguy hiểm của việc uống rượu khi đi biển. Thương hiệu quyết định lắp đặt một quầy bar dưới đáy đại dương tại thị trấn ven biển Smögen. 

7. Apple: “Shot On iPhone”

chiến dịch marketing kinh điển

Điểm đặc biệt của chiến dịch “Shot On iPhone” là sử dụng nội dung do người dùng chia sẻ. Cụ thể, người dùng iPhone sẽ gửi chính những tấm hình mà họ chụp cho Apple, sau đó Apple sẽ đăng tải nội dung trên bảng quảng cáo của họ. Cũng giống như việc chỉ sẻ hình ảnh, Apple đã ghi lại các cuộc phỏng vấn với một số nghệ sĩ đằng sau những hình ảnh đó và sử dụng nó như một ca khúc lồng tiếng cho các phòng trưng bày video.

8. Apple: “Get a Mac”

chiến dịch marketing kinh điển

Get a Mac” được xem là chiến dịch đỉnh nhất từ trước tới nay của Apple. Lấy ý tưởng là một cuộc tranh luận giữa máy Mac và máy PC. Chiến dịch này cho người xem hiểu mọi thứ về máy Mac theo một cách ấn tượng và thông minh nhất. Chiến dịch giúp Apple gia tăng 42% thị phần chỉ trong năm đầu tiên thực hiện.  

9. Apple: “Think Different”

chiến dịch marketing kinh điển

Chiến dịch “Think Different” này được thực hiện trong hoàn cảnh Apple đang trong giai đoạn khó khăn nhất, đứng trước bờ vực phá sản. Chiến dịch này được thực hiện dưới hình thức phim quảng cáo mang tên “Crazy Ones”. Đây là một đoạn phim trắng đen về các nhân vật kinh điển của nhân loại như Albert Einstein, Edison, Gandhi, ... và nhiều nhân vật tên tuổi khác. Trong đoạn video này, Apple sử dụng logo trái táo khuyết 7 sắc cầu vồng cùng dòng chữ “Think Different” để tạo sự thu hút cũng như khẳng định sự tồn tại mạnh mẽ của Apple.

10. Absolut Vodka: “The Absolut Bottle”

chiến dịch marketing kinh điển

“The Absolut Bottle” là chiến dịch dài nhất trong lịch sử với hơn 1500 mẫu quảng cáo khác nhau. Khi chiến dịch này bắt đầu, Absolut chỉ chiếm 2.5% thị phần trong thị trường rượu Vodka. Cuối những năm 2000, Absolut bán được hơn 4.5 triệu thùng mỗi năm, bằng một nửa tổng lượng vodka nhập khẩu tại Mỹ cùng thời điểm.

11. Miller Lite: “Great Taste, Less Filling”

chiến dịch marketing kinh điển

Chiến dịch “Great Taste, Less Filling” với mục đích là để khiến những cánh mày râu thực thụ uống “bia nhẹ”. Thế nhưng họ đã phải chiến đấu căng thẳng với quan niệm sai lầm là “bia nhẹ” uống chả ra cái gì. Miller đưa hình ảnh của một người đàn ông lực lưỡng, đầy cơ bắp, nhìn đậm chất “men” để uống sản phẩm này và khẳng định là nó ngon. 

12. Volkswagen: “Think Small”

chiến dịch marketing kinh điển

Chiến dịch “Think Small” của Volkswagen được thực hiện vào năm 1960 bởi nhóm quảng cáo huyền thoại Doyle Dane & Bernbach (DDB). Hãy xem, người Mỹ luôn luôn có một thói quen sở hữu những chiếc xe thật to, thật hoành tráng, họ thường không mua những chiếc xe nhỏ nhắn này của Đức.

Chiến dịch “Think Small” muốn khẳng định rằng: ”Đừng cố gắng cường điệu hóa quá mức, hoặc tồi tệ hơn là dối trá về sản phẩm và dịch vụ của bạn trong quảng cáo. Khách hàng luôn đánh giá cao sự trung thực.”

13. Dos Equis: “The Most Interesting Man in the World”

chiến dịch marketing kinh điển

Bạn có thể biết người đàn ông này hút xì gà Cuba, được vây quanh bởi những cô gái đẹp và quan trọng nhất ông uống Dos Equis. Với slogan “The Most Interesting Man in the World” đã biến ông trở thành người quảng cáo trông “ngầu” nhất.

Kết thúc cho mỗi quảng cáo mà ông xuất hiện luôn có một câu nói: ”I don’t always drink beer, but when I do. I prefer Dos Equis. Stay thirsty my friends.”

14. California Milk Processor Board: “Got Milk”

chiến dịch marketing kinh điển

Chiến dịch marketing “Got Milk” đã giúp California Milk Processor Board’s đạt doanh thu tăng trưởng 7% chỉ trong một năm. Điểm chú ý ở đây, quảng cáo này không đánh vào những khách hàng không uống sữa. Thay vào đó nó tập trung vào những khách hàng đã và đang uống.

15. De Beers: “A Diamond is Forever”

chiến dịch marketing kinh điển

Slogan “A Diamond is Forever” của  De Beers trở thành câu nói nổi tiếng nhất vào thế kỉ 20. Chiến dịch marketing này với ý tưởng là sẽ không có một đám cưới nào trọn vẹn nếu thiếu đi một nhẫn kim cương. Tuy vậy, De Beers không tham gia vào một thị trường đã có, họ tự tạo ra một thị trường, và biến nhẫn kim cương trở thành một sản phẩm xa xỉ cần thiết bậc nhất.


Trên đây là 15 chiến dịch Marketing kinh điển có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ trước đến nay mà A-Connection tổng hợp được. Một chiến dịch thành công luôn mang lại giá trị to lớn cho thương hiệu, chạm vào cảm xúc khiến cho chúng ta buộc phải nhớ về nó qua nhiều năm.