Ông chủ Vingroup mời nhân tài khắp thế giới về VinFast và bài học dùng người cho chủ doanh nghiệp

Đây là chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thể xem đây là bài học thực tế giá trị về quan điểm “phải hiểu người mới dùng được người” trong quản trị mà người lãnh đạo doanh nghiệp có thể học hỏi.

 

Câu chuyện mời người của ông chủ VinGroup

 

Trong những năm gần đây, “Phạm Nhật Vượng”, “Vingroup”, “Vinfast” đã trở thành các từ khóa hot được tìm kiếm. Những sự kiện ra mắt xe hơi Vinfast, mẫu xe máy điện mới,…để làm được điều này thì tập đoàn Vingroup không thể thiếu đi những nhân tài. Vị tỷ phú này đã từng chia sẻ rằng, để thu hút được người tài thì cách làm duy nhất của ông tinh thần yêu nước và trao quyền.

 

Một trường hợp cụ thể được chia sẻ, sau khi nghe tin giáo sư Vũ Hà Văn- là người rất giỏi đang về nước và nghỉ ngơi tại Đà Nẵng, ông Vượng ngay lập tức cử phó tổng giám đốc phụ trách đến gặp và chia sẻ với giáo sư Văn để mong muốn ông tham gia vào công nghệ của mình

 

“Cô ấy báo về với tôi là anh Văn muốn gặp anh Vượng để nghe thêm. Thế là gặp ngay, anh Văn ra Hà Nội. Tôi nói hết là mình muốn gì, như đã nói ở trên về chuyện quyết định chuyển sang công nghệ và tôi kết “Anh có dám làm không?” Anh Văn trả lời ngắn gọn “chơi thôi”

 

Ông chủ Vingroup mời nhân tài khắp thế giới về VinFast và bài học dùng người cho chủ doanh nghiệp

 

Giáo sư Vũ Hà Văn chỉ là một trong nhiều giáo sư và nhà khoa học cùng tham gia với Vingroup. Tập đoàn này cũng đã thành lập hội đồng khoa học mà nhiều giáo sư đã nhận lời tham gia như: GS Dương Nguyên Vũ (Air traffic control, AI, NTU, Singapore), GS Ngô Bảo Châu (Mathematics, U. Chicago), GS Phan Dương Hiệu (Cryptography, U. Limoges, France), GS Trần Duy Trác (Electrical Engineering, Machine Learning, AI, John Hopkins), GS Đỗ Ngọc Minh (Electrical Engineering, Machine Learning, AI, UIUC), GS Nguyễn Thục Quyên (BioChemistry, UC Santa Barbara)... Ngoài ra, có một vài nhân sự cao cấp Việt kiều hiện đang là những người kiến trúc chính cho Microsoft chuyên về điện toán đám mây cho doanh nghiệp.

 

Hay tại Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (VinAI Research) cũng quy tụ các nhà khoa học để đưa Việt Nam đặt chân vào lĩnh vực AI thế giới, cũng như làm bệ phóng khoa học cho các tài năng. Với 3 sản phẩm công nghệ cho ô tô thông minh mới được công bố, VinAI được kỳ vọng “bắt nhịp và cạnh tranh trực tiếp với các công ty trên thế giới đã đi trước nhiều năm về phát triển xe tự hành”.

 

Những nhân tài đang được kỳ vọng đưa VinFast cạnh tranh sòng phẳng với các tập đoàn quốc tế. Một số tên tuổi các nhà khoa học trong VinAI có thể kể đến như: Viện trưởng Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tại VinAI Bùi Hải Hưng. Ông là chuyên gia về AI và hành vi con người. Ông Hưng làm việc hơn 1 năm tại Google DeepMind, được tôn vinh là nhà sáng chế trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra viện VinAI còn có GS Phùng Quốc Định (ĐH Monash, Úc), GS Nguyễn Minh Hoài (ĐH Stony Brook, Mỹ), GS Lưu Khoa (ĐH Arkansas, Mỹ), TS Nguyễn Quốc Đạt (ĐH Macquarie, Úc), TS Bùi Đức Toàn (Postdoc North Carolina at Chapel Hill, Mỹ).

 

Theo ông Vượng, lý do khiến cho những nhân tài Việt Nam trở về không phải vấn đề năm ở tiền, bởi vì tiền lương, vì có trường hợp Vingroup còn trả thấp hơn so với lương họ nhận tại nước ngoài. Nhưng họ về vì được cống hiến và được ghi nhận.

 

Cần phải hiểu người và dùng người

 

Tính cách của mỗi người mỗi khác là bởi họ chịu ảnh hưởng của môi trường sống, kinh nghiệm sống và thụ hưởng nền học vấn khác nhau. Cụ thể hơn, có rất nhiều nhân tố quyết định tính cách con người, bao gồm xuất thân, hoàn cảnh gia đình, thói quen, bạn bè, giai tầng xã hội, nghề nghiệp, tâm lý, động cơ, mong muốn… Vì thế, người làm lãnh đạo phải biết được tính cách của cấp dưới, phải khách quan tìm hiểu những đặc điểm tướng mạo, thân thể, đạo đức, tính cách, tu dưỡng, trình độ,… đồng thời phải đặt mình vào vị trí của cấp dưới để hiểu hơn về bản thân và hoàn cảnh của họ, từ đó có được những đánh giá hợp tình hợp lý, chứ không được dựa vào ấn tượng chủ quan ban đầu.

 

Muốn trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa thì phải hiểu được những tính cách và đặc trưng riêng của cấp dưới mới có thể quản lý tốt được. Người xưa đã nói rằng: “Dùng ngựa tốt bắt chuột không bằng dùng mèo; kẻ đói nhận được vàng bạc châu báu, không bằng có được một bát cháo”. Dùng vật, dùng người phải hợp lý, nếu không sẽ không những chôn vùi bảo vật, mai một nhân tài, mà còn không thu được kết quả gì.

 

Về phương diện này, có rất nhiều lời khuyên cũng như bài học, dưới đây là tám điều cơ bản cần chú ý được đúc rút trong cuốn sách Tứ thư lãnh đạo:

 

Ông chủ Vingroup mời nhân tài khắp thế giới về VinFast và bài học dùng người cho chủ doanh nghiệp