Những nước Phương Tây sẽ đón giao thừa như thế nào?

Khác với Việt Nam và các nước phương Đông sẽ mừng Tết Nguyên Đán vào ngày 1.1 Âm lịch thì phương Tây lại đang chuẩn bị cho ngày chào đón Năm mới theo Dương Lịch. Hãy cùng A-Connection điểm qua một vài quốc gia chuẩn bị đón chào Năm mới và những điều thú vị xảy ra trong dịp đầu năm mới ở các nước Phương Tây nhé

 

Biến thể Omicron đã làm số ca mắc Covid-19 tăng vọt hàng loạt trên thế giới khiến chính phủ nhiều nước đã phải thu hẹp hoặc hủy bỏ các sự kiện vào đêm Giao Thừa

 

  1. Mỹ

 

Vào ngày 1.1 hàng năm theo Dương Lịch thì người Mỹ được nghỉ lễ một ngày. Thường thì người Mỹ sẽ được nghỉ kết hợp với dịp cuối tuần. Trước thời khắc chuyển giao năm mới, người Mỹ thường không có bữa tiệc sang trọng với những món ăn ngon mà họ thường uống. Họ ngồi trong quán rượu hay quay quần trong nhà trước màn hình, theo dõi đồng hồ đếm ngược những giây phút cuối cùng. Đặc biệt năm mới tại New York, người dân sẽ không ở nhà mà chen chúc nhau ở Quảng trường thời Đại- Time Square ngóng chờ thời đếm ngược.

 

Những nước Phương Tây sẽ đón giao thừa như thế nào? A-CONNECTION.COM.VN

Times Square ở thời điểm nhộn nhịp khi chưa xảy ra đại dịch Covid-19

 

Những nước Phương Tây sẽ đón giao thừa như thế nào? A-CONNECTION.COM.VN

Một Times Square yên ắng trong sự kiện chào đón năm mới 2022

 

Hàng năm, theo thông lệ, sau nhiều giờ diễn ra các hoạt động giải trí trực tiếp thì một quả cầu pha lê sẽ được thả xuống vào giao thừa, đánh dấu năm mới bắt đầu sự kiện

 

Năm nay, Tại New York, Thị trưởng Bill de Blasio thông báo,lễ đón năm mới ở Times Square sẽ bị thu nhỏ với 15.000 người tham gia, gần bằng ¼ so với mọi năm. Người tham dự bắt buộc phải đeo khẩu trang và có giấy chứng nhận đã tiêm phòng vaccine đầy đủ. Hãng thông tấn của nước này cũng tuyên bố hủy bỏ chương trình truyền hình trực tiếp từ Times Square do sự lây lan của bệnh dịch khiến hãng không thể sản xuất được một chương trình đúng chuẩn.

 

  1. Vương Quốc Anh

 

Tại Anh, vào đêm Giao Thừa, nếu bạn ở London thì người dân sẽ tụ tập tại quảng trường Trafalgar và Piccadilly để nghe tiếng chuông từ tháp đồng hồ Big Ben để chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Mọi người sẽ cùng nhau hát bài hát Auld Lang Syne

 

Những nước Phương Tây sẽ đón giao thừa như thế nào? A-CONNECTION.COM.VN

Pháo hoa giao thừa tại đồng hồ BigBen

 

Điều thú vị ở Vương Quốc Anh vào năm mới là có tục lệ xông nhà. Theo Quan niệm của người Anh, những người có mái tóc vàng và đỏ nếu đến chúc Tết vào những ngày đầu tiên của năm thì không nên nhuộm tóc vàng và đỏ vì đều đó sẽ không mang lại may mắn.

 

Năm 2020-2021 đã có gần 150.000 người chết vì virut corona, thị trưởng London Sadiq Khan thông báo từ tuần trước, buổi lễ chào đón mừng năm mới ở Quảng Trường Trafalgar bị hủy bỏ vì “ưu tiên của người dân thành phố được đặt lên hàng đầu”

 

  1. Đức

 

Người dân nước Đức thường đóng tết trong khoảng 1 tuần và cũng là những ngày lễ vui nhất ở đây. Vào những ngày cuối năm, mọi người ai cũng tất bật chuẩn bị chào đón năm mới. Vào đêm giao thừa, mọi người thường tập trung trên các con phố và công viên, dọc theo các dòng sông để đón chào năm mới trong không khí nhộn nhịp. Khi đồng hồ tại đây chỉ đến 0h cùng với tiếng chuông nhà thờ, pháo hoa nổ tung trên bầu trời là cảnh mọi người ôm nhau cùng những lời chúc an lành “Gutes Nếu Jahr” hay là “Happy New Year”

 

Những nước Phương Tây sẽ đón giao thừa như thế nào? A-CONNECTION.COM.VN

 

Món ăn truyền thống trong năm mới của người Đức là món cá chép vì nó có ý nghĩa chào đón năm mới may mắn và thịnh vượng, xua đuổi những đều không may mắn. Vì thế mà trên bàn tiệc ngày Tết của người dân Đức không thể nào không có cá chép

 

Năm nay với đại dịch toàn cầu, Buổi lễ giao thừa và chào đón năm mới tại cổng Brandenburg vẫn tiến hàng nhưng không có khán giả và biểu diễn trực tiếp, các cuộc tụ tập sẽ bị giới hạn ở mức 10 người

 

  1. Italia

 

Một trong những phong tục không thể thiếu trong đêm giao thừa của người Ý chính là nho và bánh. TRong những ngày đầu năm mới, người dân Ý thi nhau nhảy xuống con sông Tiber từ cây cầu Cavour với mong muốn hành động này sẽ mang đến may mắn và thành công cho mọi người trong năm mới. (tục lệ này bắt đầu tư năm 1946)

 

Những nước Phương Tây sẽ đón giao thừa như thế nào? A-CONNECTION.COM.VN

 

Tại Rome, cư dân sẽ tập trung tại khu vực tháp nghiêng Pizza với những điệu nhạc rock và pop, những màn bắn pháo hoa lễ hội nhộn nhịp, Tại Venice, nhiều nhà hàng tưng bừng với lễ hội kéo dài đến nửa đêm.

 

Năm nay, chính phủ Ý cho biết bối cảnh số ca mắc Covid-19 tăng kỷ lục mỗi ngày, nước này sẽ siết chặt các biện pháp hạn chế để giảm thiểu sự lây nhiễm. Bộ trưởng Bộ Y Tế Italy Roberto Speranza cho biết, đeo khẩu trang sẽ bắt buộc, yêu cầu sử dụng khẩu trang Ffp2 có khả năng bảo vệ hiệu quả hơn.

 

  1. Pháp

 

Đón chào năm mới là khoảnh khắc đặc biệt nhất đối với nhiều quốc gia, người Pháp đón mừng theo nhiều hoạt động khác nhau và thời khắc giao thừa được người Pháp gọi là Jour des Etrennes (món quà đầu năm). Người Pháp sẽ mở tiệc mừng năm mới cho đến ngày 3.1 mới kết thúc, và hoạt động không thể thiết đó là tặng cho nhau những món quà mang ý nghĩa may mắn và hạnh phúc.

 

Những nước Phương Tây sẽ đón giao thừa như thế nào? A-CONNECTION.COM.VN

 

Ở miền Đông nước Pháp, thời khắc giao thừa là thời khắc họ sẽ ngậm những đồng tiền vàng với hy vọng giàu sang và phát đạt sẽ đến trong năm mới. Ở miền Tây nước Pháp, các thanh niên sẽ dắt tay nhau vào rừng và tìm cây tầm gửi vào chiều cuối năm, chàng trai nào tìm được cây tầm gửi đầu tiên sẽ được ôm hôn cô gái xinh đẹp đi qua nhà của mình.  Và còn một đều đặc biệt là người Pháp sẽ không quên uống rượu vang vào những ngày này vì đây được xem là thức uống đặc biệt mà người Pháp dành tặng nhau cho những dịp đầu năm mới.

 

Năm 2022 trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 hơn 200.000 ca nhiễm/1 ngày khiến chính quyền nước này phải ban hành một loạt các hạn chế, kêu gọi người dân tối đa ở nhà. Các địa điểm công cộng để chào đón đêm giao thừa 31/12 đều bị cấm, kể cả đại lộ Champs Élysées ở trung tâm thủ đô Paris. Các bữa tiệc tại gia  không bị cấm nhưng giới chức y tế Pháp cũng kêu gọi người dân thận trọng và cố gắng tổ chức trong quy mô nhỏ nhất có thể.