Đám cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu, do đó việc nắm vững những kiến thức phòng cháy chữa cháy cơ bản là rất quan trọng để bạn có thể tự bảo vệ mình và giúp đỡ người khác trong những tình huống cấp bách. Hãy cùng A-connection khám phá những kiến thức về phòng cháy thông minh và hiệu quả nhất để bạn có thể tự tin và an tâm trong mọi hoàn cảnh khẩn cấp.
I. Nguyên nhân gây ra cháy nổ thường gặp
Đừng để một phút lơ là trở thành thảm họa
1. Sử dụng điện không an toàn
– Quá tải điện, chập điện;
– Sử dụng thiết bị điện kém chất lượng;
– Không thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện;
– Sử dụng các thiết bị không đúng cách như: không bảo trì định kỳ, sử dụng thiết bị hỏng hoặc sử dụng thiết bị không đúng mục đích,…
Luôn đảm bảo an toàn khi sử dụng điện để tránh nguy cơ cháy nổ
2. Sử dụng gas và bếp không đảm bảo an toàn
– Rò rỉ gas;
– Bình gas kém chất lượng;
– Sử dụng bếp gas không đúng cách bao gồm: không kiểm tra trước khi sử dụng, đặt trong không gian kín, không bảo dưỡng định kỳ, không tắt gas đúng cách và sử dụng không đúng loại gas.
3. Chất dễ cháy trong nhà
– Lưu trữ xăng dầu, cồn, hóa chất không đúng cách;
– Các vật liệu sẽ dễ cháy khi gần nguồn nhiệt gồm: gỗ, vải, giấy, nhựa, nhiên liệu lỏng, và một số vật liệu xây dựng nhạy cảm với nhiệt độ cao.
4. Nguyên nhân khác
– Hút thuốc không đúng nơi quy định;
– Sự cố từ hệ thống điện lạnh, điện gia dụng,…
II. Các dấu hiệu cơ bản để nhận biết đám cháy
1. Khói
Trong kiến thức phòng cháy chữa cháy, khi xảy ra tình huống cháy nổ, khói thường là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên.
Hãy cảnh giác với khói, vì đó là dấu hiệu sớm của nguy hiểm
Màu sắc và mùi của khói có thể cho bạn biết nhiều về tình trạng của đám cháy. Khói dày đặc và có mùi khét là dấu hiệu của cháy lớn. Hãy chú ý đến màu sắc và mùi của khói và quan sát lượng khói tỏa ra để xác định phạm vi lan rộng của đám cháy và đưa ra các biện pháp phòng ngừa kịp thời.
2. Nhiệt độ tăng cao
Nếu bạn cảm thấy phòng nóng lên đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng, đặc biệt các vật dụng hoặc bề mặt xung quanh như tay cầm cửa, bàn ghế hay tường nóng hơn bình thường, trong trường hợp này đám cháy có thể xuất hiện gần đó.
3. Âm thanh
– Tiếng nổ lách tách, tiếng kêu của lửa;
– Âm thanh của các thiết bị báo động.
4. Mùi khác lạ
– Mùi khét của nhựa, vải, gỗ cháy;
– Mùi gas rò rỉ,…
III. Kiến thức phòng cháy chữa cháy cơ bản bạn cần biết khi gặp cháy nổ
Khi gặp phải đám cháy, các bạn hãy sử dụng kiến thức phòng cháy chữa cháy sau đây có thể giúp bạn tự bảo vệ và tìm đường thoát hiểm an toàn:
– Bình tĩnh và đánh giá tình hình: Giữ bình tĩnh để đưa ra những quyết định đúng đắn trong tình huống khẩn cấp.
– Cắt điện và gọi cấp cứu: Ngay lập tức cắt điện và gọi số cấp cứu 114 để thông báo về sự cố và yêu cầu sự trợ giúp chuyên nghiệp.
Quy trình phòng cháy chữa cháy cơ bản, trước hết và quan trọng nhất, là cứu người.
– Tìm lối thoát: Theo dõi đèn chỉ dẫn hoặc lắng nghe hướng dẫn để tìm lối thoát an toàn nhất.
An toàn luôn là ưu tiên hàng đầu và hãy chủ động tìm lối thoát hiểm
– Di chuyển an toàn: Bò sát sàn, cúi gập để tránh khói và khí nóng, di chuyển gần tường và cửa sổ nếu có thể.
– Sử dụng vật dụng bảo vệ: Sử dụng quần áo, chăn, mền ẩm để che mặt và cơ thể để tránh hít phải khói.
– Thoát nạn nhanh chóng: Di chuyển ra cửa hoặc theo lối thoát hiểm sớm nhất có thể.
– Báo hiệu cứu hộ: Vẫy tay, kêu to để thu hút sự chú ý của những người có thể giúp đỡ từ bên ngoài.
Báo hiệu cứu hộ chính là giải pháp kịp thời trong tình huống khẩn cấp
– Tuyệt đối không nhảy xuống từ tầng cao: Chỉ nhảy khi có sự hỗ trợ, sự chuẩn bị và an toàn dưới sự bảo vệ của đệm, lưới hoặc các phương tiện an toàn khác.
Những quy trình phòng cháy chữa cháy cơ bản này sẽ giúp bạn tự bảo vệ và giảm thiểu nguy cơ trong trường hợp cháy nổ.
***Nếu đám cháy nhỏ bạn có thể sử dụng kiến thức phòng cháy chữa cháy đơn giản sau đây:
– Cát: Là một vật liệu dễ kiếm, chi phí thấp và sử dụng đơn giản. Cát có khả năng hấp thụ nhiệt, làm giảm nhiệt độ của đám cháy. Ngoài ra, khi phủ lên đám cháy, cát tạo ra một lớp màng ngăn cách giữa oxy và nguồn lửa, từ đó giúp dập tắt đám cháy.
– Chăn, màng nhúng nước: Được sử dụng để ngăn cách đám cháy với khí oxy bên ngoài và làm giảm nhiệt lượng của đám cháy bằng cách hấp thụ nước.
– Dung dịch muối: Muối được rải lên bề mặt cháy để tạo ra một màn cách ly với khí oxy.
V. Những biện pháp phòng chống chữa cháy 
Đừng để lửa làm chủ: Cùng nhau nắm vững các biện pháp phòng chống chữa cháy
1. Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị điện
– Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện để đảm bảo chúng hoạt động an toàn và không gây ra các nguy cơ chập cháy, hỏng hóc.
2. Đảm bảo an toàn khi sử dụng điện
– Sử dụng các biện pháp phòng cháy nổ khi sử dụng điện, bao gồm không kéo dây điện quá tải, không để dây điện bị nứt, không sử dụng thiết bị điện gây nóng quá mức,…
3. An toàn khi sử dụng gas
– Kiểm tra rò rỉ gas thường xuyên;
– Hãy sử dụng bếp gas và bình gas đúng cách bằng cách đặt bình gas trên mặt phẳng bằng và thoáng mát, cách xa nguồn nhiệt cao. Mở và đóng van gas chậm rãi và sử dụng bếp gas trong điều kiện an toàn, tránh sử dụng trong không gian kín để giảm nguy cơ cháy nổ.
4. Quản lý chất dễ cháy
– Lưu trữ xăng dầu, hóa chất trong điều kiện an toàn;
– Tránh để vật liệu dễ cháy gần nguồn nhiệt và có sự phân cách rõ ràng để tránh nguy cơ cháy nổ.
5. Hệ thống báo cháy và chữa cháy
– Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động để cảnh báo sớm khi có dấu hiệu cháy;
– Trang bị bình chữa cháy và các thiết bị chữa cháy cần thiết, đặc biệt là tại những nơi có nguy cơ cháy nổ cao như nhà bếp, gara xe, kho hàng.
Việc học và áp dụng các kiến thức phòng cháy chữa cháy không chỉ quan trọng mà còn là điều cần thiết để bảo vệ mọi người và tài sản trong gia đình. Đừng để những kiến thức này chỉ dừng lại ở lý thuyết, mà hãy biến chúng thành hành động cụ thể. Bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng và biết cách ứng phó trong tình huống khẩn cấp, ngoài ra xây dựng những biện pháp phòng chống chữa cháy, chúng ta sẽ đảm bảo rằng mọi người xung quanh luôn được bảo vệ và an toàn. Hơn nữa, luôn nhớ lưu lại số điện thoại hotline phòng cháy chữa cháy của khu vực bạn sống, vì đây có thể là yếu tố quan trọng cứu mạng trong những trường hợp cấp bách.