Người mệnh danh “Phù thủy Marketing” và những chiến lược quảng cáo đình đám của các tập đoàn lớn

 

Trong giới marketing, chắc hẳn ai cũng đều biết người được mệnh danh là ‘bậc thầy marketing’ hay ‘phù thủy marketing’ bởi những thành tựu của ông có được trong 30 năm làm nghề, với nhiều vị trí cấp cap tại những tập đoàn lớn như Unilever, PepsiCo, Masan, Viettel, FPT,…

 

Người mệnh danh “Phù thủy Marketing” và những chiến lược quảng cáo đình đám của các tập đoàn lớn

Ông Lê Trung Thành. (ảnh: Zingvn)

 

Khởi đầu bằng nhân viên bán dầu nhớt

 

Ông Lê Trung Thành sinh năm 1971 tại Hải Phòng, quê quán Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh, Đại học kinh Kinh Tế TP.HCM năm 1993. Thời gian còn học tại trường, ông tham gia chương trình sinh viên tình nguyện dự án điều tra diện rộng người tiêu dùng Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng của một công ty nghiên cứu thị trường Thái Lan, năm 1992.

 

Công việc tình nguyện này đã giúp ông lúc bấy giờ có nhiều kiến thức thực tế, tiếp xúc với những khái niệm về thương hiệu, chiến lược và thị trường. Sau khi tốt nghiệp ĐH, ông ở lại trung tâm nghiên cứu của trường với mức lương chỉ 600.000đ/tháng.

 

Đến năm 1993 khi hàng loạt các công ty đa quốc gia như Caltex, Unilever, Johson and Johnson, P&G…xuất hiện. Ông như được tiếp thêm niềm đam mê về các loại hình khảo sát người tiêu dùng như: thói quen tiêu dùng, sở thích xem truyền hình, thói quen chi tiêu,…

 

Thế nhưng, cánh cửa vào các tập đoàn, công ty đa quốc gia không phải dễ vì ông chưa có kinh nghiệm. Công việc ông đã lựa chọn để đi đường vòng là làm vị trí nhân viên bán hàng cho hãng dầu nhớ Caltex.

 

Đi phỏng vấn “hộ” bạn và đề nghị mức lương 500 USD

 

Ông Thành từng chia sẻ, việc đến với Unilever như một cơ duyên. Ông đi phỏng vấn thay người bạn vì người bạn đó được gọi phỏng vấn nhưng bận việc nên nhờ ông Thành đi “giùm”. Người trực tiếp phỏng vấn ông là nữ trưởng phòng marketing người Thụy Sĩ và khi được hỏi về đề nghị mức lương. Ông đã đưa ra đề nghị 500 USD/tháng. Bà ấy nói mức lương đề nghị quá cao khi ông chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. (Thời điểm đó thu nhập ở công ty nước ngoài thường chỉ khoảng 150USD/tháng)

 

Ông chia sẻ, lúc đó với tâm thế đi phỏng vấn giúp người bạn nên cũng chưa hẳn quyết tâm, trụ sở Unilever Việt Nam lại tại Thủ Đức nên quá xa nhà, nên ông mới đề nghị đại một mức lương

 

Thế nhưng cuối cùng họ lại đồng ý với đề nghị lương này, “tôi cảm thấy biết ơn công ty và người sếp Thụy Sĩ đã tin tưởng mình”- ông Thành nói. Nhiệm vụ đầu tiên của Lê Trung Thành được giao là xây dựng chiến lược thương hiệu cho hai sản phẩm: xà bông Lifebuoy và Lux. Ông được giao làm việc độc lập và báo cáo thẳng với nữ trưởng phòng. Với nỗ lực vượt bậc, ông đã gặt hái được thành công ngoạn mục khi Viện Pasteur cam kết 10 triệu bánh xà phòng phát không cho hệ thống y tế hạ tầng trong ba năm

 

Trở thành phó tổng Giám đốc Marketing Pepsico Việt Nam

 

Năm 2004, PepsiCo Việt Nam đề nghị ông một cơ hội làm việc tốt, đi kèm toàn quyền quyết định trong lĩnh vực Marketing ông phụ trách. Ông coi đây là sự thăng tiến của bản thân và chấp nhận thay đổi. PepsiCo đã giúp ông đạt được các mục tiêu lớn lao cả về trung và dài hạn của mình.

 

Chia sẻ của ông Thành khi đầu quân cho PepsiCo Việt Nam (ảnh: Zingvn)

 

Các sản phẩm trực tiếp xây dựng chiến lược Marketing như nước tăng lực Sting Dâu, nước đóng chai tinh khiết Aquafina… . Trước năm 2005, doanh nghiệp đang thu lỗ rất nhiều nhưng đến năm 2005 thì vươn lên vị trí số một tại thị trường và bắt đầu có lãi.

 

Vào năm 2007, Lê Trung Thành rời PepsiCo và đầu quân cho Nutifood, sau 1 năm ông rời khỏi Nutifood và làm Tổng Giám Đốc ICP với thương hiệu nổi tiền X-men

 

Gia nhập tập đoàn Viettel vì câu nói “giúp đất nước đi”

 

Trong 1 lần chia sẻ, Ông Thành kể câu chuyện mình được cựu Chủ tịch tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng mời về chỉ với một câu nói: “Em làm cho Tây, ta đủ rồi, kiếm tiền cũng đủ rồi. Thôi giờ em quay về giúp cho Viettel, giúp đất nước đi”. Thế là ông Thành quyết định xách vali ra Hà Nội và trở thành ‘người’ của Viettel với vị trí trưởng bộ phận chiến lược kinh doanh tập đoàn Viettel.

 

Viettel 4G phát triển mạnh thời ông Lê Trung Thành

 

Ở Viettel ông đi rất nhiều nơi và giao phụ trách lập chiến lược kinh doanh cho sự án 2 tỷ USD vào thị trường Myanmar. Một nhiệm vụ khác nữa là giúp Viettel lấy lại vị trí số 1 của Metfone (công ty con của Viettel tại Campuchia) sau khi thành công với Viettel trong nước với chiến lược phủ sóng 4G.

 

Ngoài ra, ông đã từng có thời gian phụ trách lĩnh vực đồ uống tại Masan Consumer và thường cùng chủ tịch Nguyễn Đăng Quang dành sáng thứ 2 để trao đổi công việc định kỳ. Việc này đã giúp tái cấu trúc thành công các công ty mà Masan mua lại: Vinacafe, nước khoáng Vĩnh Hảo và nâng thị phần cà phê hòa tan cho Vinacafe lên 40% trong năm 2016.

 

Sau 1 năm làm cho Viettel, ông đã có 2 dự định cho riêng mình. Một là Starup vì đây là đam mê từ nhỏ, hai là đóng góp cho cộng đồng doanh nghiệp thông qua hoạt động tư vấn tại EY Việt Nam với mục đích giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam .

 

Sau gần 30 năm tham gia các tập đoàn quốc tế và Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, từ những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, ông Thành muốn tiếp tục đóng góp cho cộng đồng doanh nghiệp thông qua hoạt động tư vấn với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.