Ngành F&B sẽ thích ứng như thế nào để “bùng nổ” hậu đại dịch?

Dịch Covid-19 bùng phát đợt thứ 4 lần này, các đợt giãn cách kéo dài đã gây nên nhiều khó khăn và thử thách đối với mọi doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam. Khi chấp nhận sống chung với dịch thì xu hướng phát triển nào giúp cho ngành F&B hồi phục lại nhanh chóng và bền vững?

 

Ngành F&B sẽ thích ứng như thế nào để “bùng nổ” hậu đại dịch?

Đồ ăn mang về được ưa chuộng hơn

 

Hoạt động kinh doanh F&B tại Việt Nam có số lượng lớn chạm mốc 540.000 nhà hàng, quán cà phê, quầy bar…. Doanh thu năm 2019 cao hơn 200 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2018. Ban đầu dự báo năm 2020 và 2021 thị trường này sẽ bùng nổ và tăng trưởng nhanh chóng, tuy nhiên thì đại dịch Covid-19 đã khiến ngành F&B có nhiều tác động lớn

 

Đại dịch là cơ hội hay thách thức?

 

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi toàn bộ hành vi của người tiêu dùng, cách vận hàng của thị trường bán lẻ với những cơ hội xen lẫn cùng thách thức. Đánh giá về sự thay đổi này, ông Chử Hồng Minh, chủ tịch Doanh Nghiệp xã hội Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam chia sẻ:

 

“Với các tác động của Covid-19, trong giai đoạn người dân vẫn có thể đi lại và ăn uống ở ngoài thì nhu cầu tiêu dùng và ăn uống nhà hàng đã giảm 50%-60% so với so với trước đây.  Xu hướng hiện tại chúng ta có thể thấy đó là người tiêu dùng mua món có thể nấu, hâm nóng hoặc ăn ngay- sản phẩm tiện dụng.”

 

Ngành F&B sẽ thích ứng như thế nào để “bùng nổ” hậu đại dịch?

Khó có thể quay về thời kỳ trước đại dịch

 

Cũng theo ông Minh: “như một hệ quả tất yếu, vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho người tiêu dùng đang là yếu tố hàng đầu để người tiêu dùng lựa chọn ăn tại một cửa hàng. Không chỉ dành cho các nhà hàng cao cấp mà các mô hình nhỏ hơn thì điều kiện này cũng được áp dụng lên hàng đầu. Đây chính là yếu tố đầu tiên quyết định sự lựa chọn nhà hàng của khách hàng.

 

“Bình thường mới đối với các doanh nghiệp sẽ như thế nào?

 

Nếu như trước kia mục tiêu là “dập dịch” được đặt lên hàng đầu thì bây giờ mục tiêu chính là “sống chung với dịch”. Việc này làm thay đổi quyết định của doanh nghiệp trong ngành F&B về quy trình cũng như các vấn đề kinh doanh liên quan.

 

Ngành F&B sẽ thích ứng như thế nào để “bùng nổ” hậu đại dịch?

Giao hàng mang về đang trở thành xu hướng và an toàn hơn trong mùa dịch

 

Theo như khảo sát, trong năm 2020 có 60% doanh nghiệp F&B kỳ vọng sẽ trở lại hoạt động bình thường với mức doanh thu bình thường trước quý III/2021. Tuy nhiên thì khi dịch bùng phát và gây thiệt hại lớn. các doanh nghiệp lớn và nhỏ, siêu nhỏ trong ngành cũng có sự khác biệt rõ nét trong phục hồi giãn cách.

 

“Đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, trở lại khi "bình thường mới” là đáp ứng các tiêu chuẩn phòng, chống Covid-19. Khi được hướng dẫn đầy đủ và được phép mở cửa trở lại, thì đây là nhóm doanh nghiệp mở lại sớm nhất và rất nhanh do không bị trở lại quá lớn về mặt tài chính hay nhân lực khi vận hành lại. Điều này khác biệt lớn đối với nhóm doanh nghiệp lớn, các tập đoàn hay các nhà hàng fine dining. Ngoài việc các franchise (chuỗi) lớn đã bắt đầu mở cửa lại dần dần các nhà hàng khi các nhà hàng đó đáp ứng được tiêu chuẩn về phòng dịch. Tuy nhiên, họ lại vướng trở ngại về nhân lực. Họ vẫn duy trì được một số vị trí key nhằm làm việc và hoạt động trong quá trình dịch. Nhưng các vị trí từ supervisor trở xuống đang thiếu hụt nghiêm trọng. Đây là thử thách tiếp theo mà các doanh nghiệp  lớn phải đối mặt”.