Masan Group và những thương vụ M&A “tốn nhiều giấy bút của nhà báo”

Công ty cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan được thành lập vào năm 1996 với khởi đầu là CTCP Công nghệ-Kỹ nghệ-Thương Mại Việt Tiến, chuyên sản xuất về gia vị. Và sau nhiều lần đổi tên và nhiều sản phẩm được tung ra thị trường thì đến năm 2011, được đổi tên chính thức thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer)

 

Ngày 29.4, Tập đoàn Masan (MSN) công bố Báo cáo tài chính quý 1/2021 với doanh thu thuần 19.977 tỉ đồng, tăng 13,3% so với mức 17.638 tỉ đồng của cùng kỳ năm trước. Kết quả đó chủ yếu nhờ vào tăng trưởng hai chữ số ở mảng hàng tiêu dùng và thịt có thương hiệu; tăng trưởng doanh thu 178,2% của Công Masan High-Tech Materials (MHT). Như vậy Masan đã hoàn thành 21,7% mục tiêu doanh thu cả năm nay ở mức thấp (mục tiêu cả năm là 92.000 tỉ đồng).

 

Hệ sinh thái bán lẻ của Masan Consumer (Nguồn: VnExpress.net)

Masan Group và những thương vụ M&A “tốn nhiều giấy bút của nhà báo”

Masan Group và những thương vụ M&A “tốn nhiều giấy bút của nhà báo”

Masan Group và những thương vụ M&A “tốn nhiều giấy bút của nhà báo”

Masan Group và những thương vụ M&A “tốn nhiều giấy bút của nhà báo”

Masan Group và những thương vụ M&A “tốn nhiều giấy bút của nhà báo”

 

Masan Consumer- Công ty cổ phần VinaCafe Biên Hòa

 

Vào tháng 10/2011, Masan Consumer (MCH) đã thâm nhập vào thị trường đồ uống và nước giải khát thông qua thương vụ mua lại 50,11% cổ phần của Công ty Cổ phân VinaCafe Biên Hòa (VCF)- lúc này là nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất tại Việt Nam. Đến nay MCH đã sở hữu 98,5% cổ phần tại VCF.

 

Masan Group và những thương vụ M&A “tốn nhiều giấy bút của nhà báo”

Nguồn: VnExpress.net

 

MCH mua lại VCF nhằm duy trì và phát triển một thương hiệu cà phê có truyền thống lâu đời tại Việt Nam có hơn 50 năm lịch sử, bên cạnh đó MCH còn đầu tư vào công nghệ để VCF mang đến những sản oaamr từ cà phê độc đáo. Sau thương vụ M&A đình đám này, doanh thu thuần của VCF đã tăng lên từ 1.586 tỉ đồng vào năm 2011, tăng lên 3.249 tỉ đồng vào năm 2017. Năm 2019 đạt doang thu thuần 3.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 680 tỷ.

 

Masan mua vinacafe

(Nguồn: Zingnews)

 

Thời gian trước khi bị Masan thâu tóm, vào tháng 1/2011, VCF lên sàn với mức giá chào sàn là 50.000 đồng/ cổ phiếu và giao dịch quanh mức này ở khoản thời gian khá dài. Tuy nhiên sau khi bị thâu tóm thì VCF bõng tăng giá đột biết, tăng đến hơn 400%, 210.000 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa vào tháng 7/2013).

 

Masan Consumer- Công ty cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo

 

Vào đầu năm 2013, MCH mua định giá và mua lại 63,5% cổ phần CÔng ty CỔ phần nước khoáng Vĩnh Hảo Mức giá bất ngờ được Masan đưa ra là 85.000đồng/cổ phiếu, khiến không ít nhà đầu tư bất ngờ. Ở thời điểm đó, Masan định giá Vĩnh Hảo ở mức gần 700 tỉ đồng, gấp 50 lần lợi nhuận sau thuế (năm 2012)

 

Masan mua nước khoáng Vĩnh Hảo

 

Nhưng thời gian đã chứng minh cho đều này là hợp lý khi nhìn thấy kết quả kinh doanh của Vĩnh Hảo. Vào năm 2017, Vĩnh Hảo đạt gần 800 tỉ đồng doanh thu thuần và hơn 117 tỉ lợi nhuận, tăng 9 lần so với năm 2012. Vĩnh Hảo đã từng là doanh nghiệp gặp tình trạng doanh thu cao- lợi nhuận thấp, đã đổi thành tốc độ tăng của lợi nhuận vượt xa tốc độ doanh thu. Điều này cho thấy Masan định giá Vĩnh Hảo cao từ ban đầu thật sự chính xác và chiến lược.

 

Không dừng lại ở đó, vào tháng 11/2015, MCH tiếp tục mở rộng ngành nước khoáng khi công ty con là Cong ty TNHH một thành viên Masan Beverage mua lại 65% cổ phần CÔng ty Nước Khoáng và Thương mại dịch vụ Quảng Ninh- công ty nổi tiếng với thương hiệu nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh và Faith. Sau thương vụ M&A, công ty này đạt doanh thu ước tính 370 tỉ đồng, tăng 4 lần so với năm 2010.

 

Masan Consumer- Vincommerce & VinEco

 

Vào ngày 3/12/2019, tập đoàn Vingroup công bố thỏa thuận sáp nhập Công ty Vincommerce bao gồm chuyển giao việc điều hành Vinmart, Vinmart+ và VinEco cho Masan Group. Sau khi sáp nhập thì Masan Group sẽ nắm toàn quyền kiểm soát hoạt động và VinGroup là cổ đông. Việc sáp nhập này đã thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng-bán lẻ có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng đầu Việt Nam- The CrownX chính là tên công ty được Masan vfa VinGroup thành lập để giữ vốn tại Vincommerce

 

masan mua vincommerce

 

Ông TRương Công Thắng, chủ tịch HĐQT Masan Group cho biết, sau khi tiếp quản, phía Masan cũng đã xác nhận Masan vẫn sẽ giữ nguyên các chính sách đối với nhà cung cấp, toàn bộ khách hàng của VinConmerce cũng sẽ tiếp tục được hưởng các ưu đãi của Vingroup, đặc biệt là các chính sách đặc quyền thẻ VinID cho khách hàng. Giữ nguyên các cán bộ và nhân viên của VinMart & VinMart+, được tiếp tục kế thừa các quyền lợi có sẵn từ VinGroup và hưởng thêm các đãi ngộ từ Masan

 

masan mua vincommerce

 

Vào tháng 9/2020, VinComerce đóng góp 23.678 tỉ đồng doanh thu, tức vượt 1 tỉ USD và chiếm 42,5% tổng doanh thu hơn 55.600 tỉ đồng của toàn hệ thống Masan. Theo báo cáo quý IV/2020, Vincommerce đạt doanh thu 7.300 tỷ đồng với lợi nhuận EBITDA 16 tỷ đồng trong khi đó Masan Consumer Holdings ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 27% cả năm. Tổng cộng The CrownX có doanh thu 54.277 tỷ đồng năm 2020 và là công ty kinh doanh trong nhiều lĩnh vực tiêu dùng có doanh thu lớn thứ 2 tại Việt Nam.

 

Chào mua 60% cổ phần Công ty Cổ phần bột giặt Net

 

Ngày 24.12.2019, Masan công bố công ty con của mình đưa ra lời đề nghị chào mua 60% cổ phần công ty bột giặt NET với giá 48.000 đồng/cổ phiếu. Giao dịch này nhất quán với chiến lược 5 năm của Masan nhằm mở rộng doanh mục sản phẩm và mang đến lợi ích tốt nhất cho 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam (thị trường 3,1 tỷ USD).

 

Vào tháng 2/2020, Masan HPC đã mua thành công 52% cổ phần của Công ty cổ phần bột giặt Net (NETCO), chính thức lấn sân sang mảng chăm sóc cá nân và gia đình- thị trường có kết quả kinh doanh với mức tăng trưởng vượt bậc: 9 tháng đầu năm 2020 tổng doanh thu đạt 1.109 tỉ và lợi nhuận sau thế đạt 104 tỷ đồng

 

Masan mua Netco

 

NETCO được thành lập vào năm 1968, là một trong các doanh nghiệp nội địa hàng đầu về sản phẩm chăm sóc gia đình tại Việt Nam. Doanh thu thuần của NETCO ở năm 2018 công bố là 1.117 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 57 tỷ đồng với 2 thương hiệu được ưa chuộng là NET và NETSOFT.

 

Sản phẩm của Netco

 

Ở năm 2020, theo số liệu được công bố, NETCO tăng hơn 27% so với kết quả năm 2019 và đạt 1.470 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng gần 64,5%-đạt 133,4 tỷ đồng. Tại đại hội cổ đông năm 2020 của bột giặt NET được tổ chức tại văn phòng của Masan, trong đó trình kế hoạch doanh thu thuần 1.600-2000 tỷ đồng cùng với lợi nhuận sau thuế từ 100-120 tỷ đồng trong năm 2021.

 

Masan chi 15 triệu USD cho 20% chuỗi trà-cà phê Phúc Long

 

Vào ngày 24/05 vừa qua, Masan đã xác nhận công ty thành viên của mình là The Sherpa đã ký kết thỏa thuận mua lại 20% Công ty cổ phần Phúc Long Heritaga (doanh nghiệp sở hữu Phúc Long- là một yrong những thương hiệu chuỗi bán lẻ trà và cà phê hàng đầu Việt Nam) với giá 15 triệu USD

 

Masan mua Phuc Long

(nguồn: Vnexpress)

 

Đại diện của Masan cho biết thỏa thuận trong khuôn khổ 2 bên cùng phát triển mô hình Kiosk Phúc Long thông qua mạng lưới hơn 2.200 cửa hàng Vinmart+ trên tòan quốc. hiện tổng tiêu thụ trà và cà phê tại Việt Nam ước tính 2,3 tỉ USD cùng tốc độ tăng trưởng dự kiến hơn 10%/năm, trong đó chuỗi cửa hàng bán lẻ trà và cà phê có thương hiệu chỉ chiếm 25%, bao gồm các thương hiệu lớn như Highlands Coffee (trên 300 cửa hàng), The Coffee House (trên 150 cửa hàng) và Starbucks (trên 70 cửa hàng).

 

Trong khi đó, hiện đã có 4 Kiosk Phúc Long được mở tại TP.HCM trong 3 tháng qua. Mục tiêu 1.000 Kiosk Phúc Long trong 18-24 tháng tiếp theo đều được hai bên cho rằng "sẽ đạt được". 

Tổng hợp