Sự thành công của một nhóm làm việc phụ thuộc rất lớn vào nhà quản lý, mỗi nhà quản lý sẽ có một phong cách lãnh đạo riêng không ai giống ai. Tìm hiểu ngay 10+ các phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay giúp bạn định hình được phong cách mình mong muốn hướng tới trong tương lai qua bài viết dưới đây nhé!
Phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo (Leadership style) là những nguyên tắc, phương pháp và sự thể hiện trong công tác quản lý nhóm làm việc. Phong cách lãnh đạo được thể hiện qua cách bạn tương tác và tạo động lực cho nhân viên của mình, cách bạn đưa ra mục tiêu cho nhóm, đưa ra giải pháp để thực hiện mục tiêu đó,… Nó mang tính nhất quán trong suất quá trình làm việc.
Mỗi nhà lãnh đạo sẽ có cho mình một phong cách riêng biệt. Tuy nhiên, trên thực tế, họ phải kết hợp nhiều phong cách khác nhau hoặc nói cách khác, họ phải hiểu và biết dung hòa nhiều phong cách để có sự linh hoạt trong công việc.
Các yếu tố ảnh hưởng phong cách lãnh đạo của nhà quản lý
Phong cách lãnh đạo của một nhà lãnh đạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Hãy cùng tìm hiểu một số yếu tố điển hình nhé.
Yếu tố trình độ và năng lực:
Một số khảo sát cho thấy phần đông các nhà lãnh đạo có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ đi theo phong cách chuyên quyền hoặc độc đoán. Đối với các nhà lãnh đạo chưa có chuyên môn cao, họ sẽ ít khi quyết đoán đưa ra quyết định ngay trong công việc. Họ sẽ thường có xu hưởng lắng nghe nhiều hơn, nên hình thành lãnh đạo tự do và dân chủ.
Hoàn cảnh lịch sử môi trường công tác:
Khi chuyển một môi trường làm việc cũ sang môi trường làm việc mới, các nhà lãnh đạo sẽ áp dụng phong cách làm việc tại môi trường làm việc trước đó vào môi trường làm việc hiện tại. Đây gọi là thói quen nghề nghiệp, và những gì thuộc về thói quen thì rất khó thay đổi. Tuy nhiên, tùy vào môi trường họ sẽ phải tập thích nghi và thay đổi để phù hợp với môi trường làm việc mới.
Yếu tố tâm lý:
Yếu tố tâm lý sẽ ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo qua 3 giai đoạn như sau:
– Trong thời gian đầu khi mới tiếp nhận công việc lãnh đạo hay quản lý, họ thường không bộc lộ toàn bộ phong cách lãnh đạo của bản thân.
– Sau thời gian đầu và tiến vào ổn định là thời điểm phong cách lãnh đạo được bộc lộ hoàn toàn.
– Cuối cùng là quá trình thay đổi phong cách lãnh đạo. Trong thời gian vận hành, sẽ có những tác động ảnh hưởng tới tâm lý nhà lãnh đạo. Họ thay đổi phong cách để có thể hướng tới kết quả tốt nhất cho tổ chức.
Yếu tố môi trường đào tạo:
Nếu làm việc ở môi trường tốt và có tính kỷ luật cao nhưng mọi việc lại mang tính chất dân chủ, tự do thì nhà lãnh đạo cũng sẽ có xu hướng quản lý theo phong cách lãnh đạo dân chủ. Nếu môi trường đào tạo hiện rõ sự độc đoán thì nhà lãnh đạo sẽ có xu hướng mang phong cách lãnh đạo như thế.
10+ các phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay
Phong cách lãnh đạo của mỗi nhà quản lý sẽ có sự khác nhau, dưới đây là 10 phong cách lãnh đạo phổ biến nhất:
– Phong cách lãnh đạo độc đoán
– Phong cách lãnh đạo dân chủ
– Phong cách lãnh đạo quan liêu
– Phong cách lãnh đạo huấn luyện
– Phong cách lãnh đạo chuyển đổi
– Phong cách lãnh đạo tham vấn
– Phong cách lãnh đạo phục vụ
– Phong cách lãnh đạo giao dịch
– Phong cách lãnh đạo kết nối
– Phong cách lãnh đạo tình huống
Cụ thể, chúng ta sẽ xem xét chi tiết về ưu và nhược điểm của từng phong cách lãnh đạo để hiểu rõ hơn nhé!
1. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đoán là phong cách mà các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định một cách độc lập mà không cần lắng nghe ý kiến, đóng góp từ người khác.
Ưu điểm:
– Phong cách này được xem là linh hoạt khi doanh nghiệp đang cần kiểm soát các tình huống khẩn cấp.
– Các nhà lãnh đạo độc đoán thường có phong thái tự tin, đáng tin cậy, năng động, rõ ràng và nhất quán.
Nhược điểm:
– Trong một số trường hợp, có thể gây tổn hại đến tinh thần và thành công của tập thể. Vì phong cách lãnh đạo này có thể khiến các thành viên trong nhóm cảm thấy bị bỏ lại, không được trọng dụng và không được đánh giá cao.
– Phong cách lãnh đạo độc đoán thường không khuyến khích sự tham gia và đóng góp ý kiến của những người khác, dẫn đến sự thiếu động lực và cam kết từ phía nhân viên.
2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ thường khuyến khích các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến, trình bày quan điểm bản thân vào các vấn đề chung của nhóm, nhưng vẫn có chính kiến để đưa ra quyết định cuối cùng.
Ưu điểm: Kích thích tinh thần làm việc của nhân viên, nhân viên cảm thấy được tôn trọng khi được đóng góp ý kiến.
Nhược điểm: Mất nhiều thời gian để tổ chức các cuộc thảo luận nhóm lớn, thu thập ý kiến và truyền đạt các quyết định.
3. Phong cách lãnh đạo quan liêu
Phong cách lãnh đạo quan liêu sẽ đặt việc lắng nghe ý kiến cá nhân của nhân viên lên hàng đầu. Nhưng nhà lãnh đạo có thể từ chối ý kiến đóng góp nếu nó mâu thuẫn với chính sách của công ty.
Ưu điểm:
– Hiệu quả nhất trong các ngành hoặc bộ phận được quản lý cao như tài chính, chăm sóc sức khỏe hoặc chính phủ.
– Nhân việc làm việc có năng suất hơn, khai thác được năng lực tối đa của nhân viên.
Thách thức:
– Phong cách lãnh đạo này cũng chậm thay đổi và không phát triển mạnh trong môi trường cần sự năng động.
– Nhà quản trị nên tách biệt công việc khỏi các mối quan hệ để tránh làm lu mờ khả năng đạt được mục tiêu của nhóm.
4. Phong cách lãnh đạo huấn luyện
Phong cách lãnh đạo huấn luyện sẽ có một người dẫn đầu trong đội, và việc lãnh đạo cũng vậy. Người dẫn đầu là người có mục tiêu cao, yêu cầu nhóm của mình tuân theo các quy tắc để về đích đúng hướng và nhanh nhất. Phong cách lãnh đạo này hoạt động tốt với một đội giàu kinh nghiệm và đều có khát khao chiến thắng.
Ưu điểm:
– Phong cách này hoạt động tốt nhất khi nhóm của bạn mới tham gia một dự án mới và tất cả đều cần được truyền lửa.
– Khuyến khích giao tiếp và cộng tác hai chiều, thu hút nhiều phản hồi mang tính xây dựng trong nhóm.
– Tạo cơ hội để phát triển và tư duy sáng tạo, giúp cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp nhân viên.