Kênh phân phối là gì? Điểm danh 5 loại kênh phân phối trong Marketing phổ biến

 loại kênh phân phối trong Marketing

Kênh phân phối là một trong những yếu tố không thể qua khi thực hiện bất kỳ chiến dịch kinh doanh nào? Tuy nhiên, chưa có quá nhiều người thực sự hiểu kênh phân phối là gì? Có bao nhiêu loại kênh phân phối trong Marketing phổ biến hiện nay? Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của A-Connection nhé! 

Kênh phân phối trong marketing là gì?

Kênh phân phối trong marketing là gì? Kênh phân phối trong marketing là tập hợp các tổ chức, cá nhân có liên hệ chặt chẽ với nhau, đảm nhiệm một trong vai trò bất kỳ trong quy trình sản xuất sản phẩm và đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.  Tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia và các loại kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh. 

 loại kênh phân phối trong Marketing

 

Kênh phân phối có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Kênh trực tiếp là sản phẩm từ nhà sản xuất sẽ được xuất bán cho khách hàng mà không thông qua trung gian. Còn phân phối trung gian thì ngược lại. Những nhân tố nằm giữa nhà sản xuất và khách hàng được gọi là các trung gian phân phối. Trung gian phân phối trong kênh phân phối gián tiếp có thể bao gồm:

- Nhà bán buôn: Họ sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của nhà sản xuất với số lượng lớn, sau đó sẽ bán lại cho những kênh trung gian khác hoặc có thể trực tiếp bán cho khách hàng (thường là doanh nghiệp cá nhân).

- Nhà bán lẻ: Họ sẽ mua sản phẩm từ những nhà bán buôn hoặc nhà phân phối sau đó bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng.

- Đại lý, môi giới: Bên đại diện cho nhà sản xuất phân phối hàng hóa cho các kênh trung gian khác trong chuỗi, không trực tiếp tạo ra sản phẩm.

- Nhà phân phối: Đóng một vai trò trung gian phân phối về hàng hóa, dịch vụ từ người bán (nhà bán lẻ, nhà bán buôn, đại lý) đến với người mua (nhà bán buôn, nhà bán lẻ, khách hàng cuối cùng).

Vai trò của kênh phân phối trong marketing

Kênh phân phối có vai trò cực lớn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra tới được tay khách hàng, cụ thể như sau:

 loại kênh phân phối trong Marketing

 

1. Đối với khách hàng 

- Kênh phân phối đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng. Khách hàng có thể mua sản phẩm tại tiệm tạp hoá, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các đầu mối phân phối,... thay vì phải đến tận nơi sản xuất để mua hàng.

- Nhiều điểm phân phối còn đại diện cho nhà sản xuất để hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn sản phẩm, cung cấp nhiều dịch vụ ưu đãi khác giúp giúp cho quá trình mua sắm và sử dụng sản phẩm được của khách hàng trở nên dễ dàng hơn. 

2. Đối với nhà sản xuất 

- Có hệ thống kênh phân phối rộng lớn giúp nhà sản xuất tăng sự hiện diện, bao phủ thị trường. 

- Tăng khả năng kết nối với khách hàng, tiêu thụ sản phẩm, tăng hiệu quả bán hàng. 

- Kênh phân phối là công cụ chính đảm nhiệm nhiệm vụ phân phối, trao đổi hàng hóa và khắc phục những vấn đề về thời gian cũng như không gian giữa nhà sản xuất và khách hàng mục tiêu. 

- Giúp doanh nghiệp liên kết, hợp tác giữa các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối với một mục đích chung duy nhất là cung cấp hàng hóa đến tay khách hàng cuối cùng. 

5 loại kênh phân phối trong Marketing phổ biến

1. Kênh phân phối trực tiếp truyền thống

 

 loại kênh phân phối trong Marketing

Kênh phân phối trực tiếp truyền thống là những kênh cho phép nhà sản xuất giao dịch trực tiếp với với khách hàng cuối cùng không thông qua trung gian. Trong đó bán buôn, bán lẻ và bán hàng trực tiếp là 3 kênh phân phối trực tiếp điển hình. Người bán buôn là các doanh nghiệp trung gian mua số lượng lớn sản phẩm từ một nhà sản xuất và sau đó bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Người bán lẻ thường lấy sản phẩm của nhà bán buôn với số lượng nhỏ hơn, sau đó bán cho khách hàng cuối cùng. Còn bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng xảy ra khi nhà sản xuất bán trực tiếp cho khách hàng cuối cùng không thông qua trung gian. 

4. Kênh phân phối trực tiếp hiện đại

 

 loại kênh phân phối trong Marketing

Như đã đề cập ở trên kênh phân phối trực tiếp truyền thống, kênh phân phối trực tiếp hiện tại cũng đề cập tới việc nhà sản xuất giao dịch trực tiếp hàng hóa với khách hàng cuối cùng. Tuy nhiên, so với các kênh truyền thống quen thuộc, thì các kênh giao dịch hiện đại cần có sự hỗ trợ của internet. Cụ thể đó là thông qua các kênh online (website, Facebook, Instagram, Tiktok,… và các sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Grab, Baemin, Shopee Food,…). Sử dĩ loại kênh phân phối này nhận được sự chào đón nhiệt tình từ các doanh nghiệp là bởi vì nó có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mới dễ dàng hơn, chi phí vận hành và duy trì các kênh phân phối hiện đại thường thấp hơn nhiều so với kênh truyền thống. 

3. Kênh phân phối gián tiếp

 

 loại kênh phân phối trong Marketing

Ngược lại với kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp đề cập tới việc sản phẩm đi từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua một số đơn vị trung gian. Các đơn vị trung gian này có thể là nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý, môi giới,... 

Kênh phân phối gián tiếp bao gồm có 3 cấp độ khác nhau, đó là:

Cấp độ 1: Nhà sản xuất - Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng

Cấp độ 2: Nhà sản xuất - Nhà bán buôn - Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng

Cấp độ 3: Nhà sản xuất - Môi giới - Nhà bán buôn - Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng.

4. Kênh phân phối đa cấp

 

 loại kênh phân phối trong Marketing

Kênh phân phối đa cấp là mô hình có cách thức hoạt động khác xa so với các loại kênh phân phối khác. Nó xuất hiện vào khoảng những năm 1930 khi Renborg sáng lập ra công ty Vitamins California. Các thành phần tham gia trong kênh phân phối (ngoại trừ nhà sản xuất) đóng vai trò vừa là trung gian phân phối, vừa là người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ chi một khoảng hoa hồng nhất định cho những trung gian phân phối bán được hàng.

Hiện nay, nhiều tổ chức lợi dụng những lỗ hổng trong mô hình để chuộc lợi. Làm biến tướng, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây ra nhiều tranh cãi và cái nhìn không mấy thiện cảm khi nhắc tới 2 từ “đa cấp”. 

5. Kênh tiếp thị liên kết - Affiliate Marketing

 

 loại kênh phân phối trong Marketing

Affiliate marketing là loại kênh phân phối mới, được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Không những giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm, tiếp cận khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu. Mà còn giúp cho hệ thống CTV kiếm được tiền, thậm chí rất nhiều tiền. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất đặt sản phẩm, dịch vụ của mình trên website, facebook, instagram, tiktok,… trên trang của cộng tác viên. Khi khách hàng click vào link, mua hàng, đăng ký dịch vụ, điền form thông tin,… CTV sẽ nhận được hoa hồng từ những click tương ứng. 


Tóm lại, một doanh nghiệp có hệ thống kênh phân phối rộng thì tiềm năng phát triển sẽ cực lớn. Sản phẩm của bạn có tốt tới đâu mà không có hệ thống kênh phân phối thì cũng không thể nào tới tay người tiêu dùng. Mong rằng 5 loại hình kênh phân phối trong MarketingA-Connection chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn trong việc định hình kênh phân phối phù hợp với doanh nghiệp của mình. Chúc bạn kinh doanh thành công nhé!