Dự đoán 5 xu hướng Marketing quyết định sự phát triển của ngành trong năm 2024
Với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, nội dung tương tác và sự tập trung vào trải nghiệm khách hàng đã làm thay đổi hoạt động marketing trong kinh doanh. A-Connection dự đoán những xu hướng marketing quyết định sự phát triển của ngành này trong năm tới.
Xu hướng Marketing Xanh: Thân thiện, bền vững
Xu hướng tiêu dùng xanh không còn mới mẻ, đặc biệt sau đại dịch COVID-19. Khảo sát của IBM Institute for Business Value (IBV) năm 2021 cho thấy 90% người tham gia khảo sát đã thay đổi cách nhìn về môi trường và tiêu dùng bền vững do đại dịch. Người tiêu dùng giới hạn sử dụng sản phẩm từ các doanh nghiệp gây hại môi trường hoặc chứa thành phần không thân thiện với môi trường.
Marketing xanh, hay còn gọi là "Green Marketing," là việc tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên yếu tố hoặc nhận thức thân thiện với môi trường. Điều này bao gồm việc sử dụng các quy trình sản xuất và thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm thiểu tác động đến môi trường và khuyến khích hành vi tiêu dùng xanh. Marketing xanh cũng phản ánh xu hướng marketing xã hội và tập trung vào sự cân nhắc giữa lợi ích xã hội, sinh thái và marketing hiện tại.
Không nằm ngoài dòng chảy thời đại, năm 2024 dự báo xu hướng Marketing xanh vẫn là một trong các xu hướng quyết định sự phát triển của ngành này.
Xu hướng tiếp thị và bán hàng qua ứng dụng tin nhắn - SMS Commerce
Dự đoán trong năm 2024, SMS Commerce, tức thương mại qua ứng dụng tin nhắn, dự kiến sẽ trở thành một xu hướng trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng. Nhiều thương hiệu bán lẻ đang tích hợp dịch vụ mua sắm vào ứng dụng SMS trên điện thoại di động để cung cấp trải nghiệm mua sắm thuận tiện hơn cho khách hàng. Điều này cho phép khách hàng mua hàng, thanh toán và quản lý đơn hàng qua tin nhắn, thay vì phải sử dụng trang web hoặc ứng dụng di động.
Tuy nhiên, SMS Commerce vẫn còn mới mẻ đối với một số người tiêu dùng Việt. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã tích hợp Chatbot AI để tương tác và hướng dẫn người dùng trong quá trình mua sắm qua SMS một cách thuận tiện và thân thiện hơn.
Các giải pháp trong xu hướng này bao gồm dịch vụ Text-to-shop cho cửa hàng bán lẻ, tính năng mua hàng bằng tin nhắn cho các sàn thương mại điện tử, ứng dụng thanh toán qua tin nhắn, và dịch vụ thương mại SMS do các doanh nghiệp cung cấp để hỗ trợ thương hiệu khác bán hàng thông qua SMS.
>>> Thật thú vị: Chiến lược Marketing của 3CE nâng tầm vị thế sản phẩm
Xu hướng Marketing nhờ trí tuệ nhân tạo
Trong năm 2024, dự kiến sẽ chứng kiến sự bùng nổ của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực quảng cáo marketing. AI đang được sử dụng rộng rãi để tự động hóa các chiến dịch quảng cáo. Từ việc tạo hình ảnh, video, nội dung quảng cáo cho đến tối ưu hóa quy trình quảng cáo và trải nghiệm của khách hàng, AI đang mang lại khá nhiều lợi ích và chứng tỏ tính hiệu quả và tiết kiệm cho nhiều thương hiệu.
Nhiều công ty khởi nghiệp và tập đoàn truyền thông hàng đầu đã chạy đua để phát triển các nền tảng quảng cáo tùy chỉnh dựa trên AI. Các ví dụ nổi bật bao gồm nền tảng tạo quảng cáo theo yêu cầu sử dụng AI như Adpilot của Picsart, dịch vụ tiếp thị bằng AI như Skai cho phép tự động hóa nhiều tác vụ tiếp thị, sử dụng robot trong tiếp thị để tự động hóa các quy trình lặp lại, với Fluency.inc là một trong những pionee trong lĩnh vực này, và công nghệ phân tích và cảnh báo xu hướng và rủi ro thương hiệu bằng AI, được cung cấp bởi các đơn vị như GumGum và Dentsu.
Bùng nổ xu hướng C2B2C
Xu hướng C2B2C (Consumer to Business to Consumer) đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, tập trung vào kết nối giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng thông qua doanh nghiệp. Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng mô hình mua đồ second hand và tái sử dụng sản phẩm để tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Điển hình là mua bán quần áo, công nghệ, đồ nội thất, v.v.
Tuy nhiên, việc mua bán lại mang theo một số rủi ro lừa đảo và không đảm bảo chất lượng. Do đó, người tiêu dùng cần sự can thiệp của bên thứ ba, thường là các doanh nghiệp, để đảm bảo tính an toàn và chất lượng của giao dịch. Đây là lý do mô hình C2B2C đang được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Mô hình C2B2C cho phép người tiêu dùng bán sản phẩm không sử dụng tới những người tiêu dùng khác thông qua doanh nghiệp trung gian. Các doanh nghiệp này chịu trách nhiệm xử lý giao dịch và xác minh chất lượng của các sản phẩm. Các ví dụ điển hình của mô hình này bao gồm hệ thống tái sử dụng nội thất như chương trình 'Mua lại & Bán lại' của IKEA ở Hoa Kỳ, ứng dụng mua bán quần áo đã qua sử dụng như Piktina tại Việt Nam, thị trường linh kiện đã qua sử dụng như Framework và các nền tảng dành cho thương hiệu bán lại như Relove.
Như vậy, mô hình marketing C2B2C đang trở thành xu hướng mới được kỳ vọng sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới, mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và môi trường.
Xu hướng làm Marketing chú trọng trải nghiệm khách hàng
Marketing trải nghiệm khách hàng ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị. Tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng trong quá trình tiếp thị là mục tiêu chính của nhiều doanh nghiệp. Trải nghiệm khách hàng ảnh hưởng đến cách khách hàng nhìn nhận về doanh nghiệp hoặc thương hiệu.
Việc xây dựng một trải nghiệm tích cực cho khách hàng giúp xây dựng lòng trung thành và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Khi có hai cửa hàng cung cấp cùng sản phẩm, khách hàng thường chọn cửa hàng mang lại trải nghiệm mua hàng tốt hơn.
>>>
- Cách quản lý hàng tồn kho thông minh cho doanh nghiệp nhỏ (26.09.2024)
- Làm thế nào để tận dụng tối đa diện tích kho chứa hàng? (26.09.2024)
- TOP 5 phương pháp quản lý kho hàng hiệu quả nhất hiện nay (24.09.2024)
- Làm thế nào để mở quán ăn vặt vỉa hè luôn đắt khách? (20.09.2024)
- Trung thu tại A-Connection: Trung thu cho nhân viên, tri ân và kết nối (18.09.2024)