“Bí kíp” thành công trong chiến lược marketing của Vingroup

chiến lược marketing của Vingroup

Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ. Đằng sau thành công của Vingroup chính là sự am hiểu người mua hàng cùng những chiến lược Marketing đỉnh cao. Xem ngay “Bí kíp thành công trong chiến lược Marketing của Vingroup” ngay dưới đây để hiểu rõ hơn nhé! 

Đôi nét về tập đoàn đa ngành Vingroup

 

chiến lược marketing của Vingroup

Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đô la Mỹ.

Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina vào năm 1993. Khởi đầu tại Việt Nam những năm 2000 với lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Vingroup hiện tại đã phát triển mạnh mẽ trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành với hệ sinh thái toàn diện từ bất động sản nhà ở, thương mại, du lịch đến các dịch vụ tiêu dùng gồm bán lẻ, y tế, giáo dục, nông nghiệp.

Bên cạnh các lĩnh vực kinh doanh truyền thống vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, Vingroup đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực công nghiệp và công nghệ với khát vọng ghi dấu ấn toàn cầu.

Tóm tắt quá trình hoạt động của Vingroup

 

chiến lược marketing của Vingroup

Để có thể phát triển như hiện tại, Vingroup đã trải qua không ít thăng trầm với chặng đường phát triển khá dài. 

- Tháng 01/2012: Chính thức sáp nhập Công ty Cổ phần Vinpearl vào Công ty Cổ phần Vincom thành tập đoàn Vingroup. Vingroup hoạt động trong 4 lĩnh vực gồm Vinpearl (Du lịch - Giải trí), Vincom (Bất động sản), Vinmec (Dịch vụ y tế chất lượng cao), Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe)

- 7/1/2012: Khánh thành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec theo mô hình bệnh viện khách sạn theo chuẩn chất lượng dịch vụ y tế cao.

- 01/2013: Vingroup trở thành 1 trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế Thế giới.

- 04/2013: Vingroup gia nhập thị trường giáo dục Việt Nam với hệ thống trường học liên cấp Vinschool từ mầm non đến trung học phổ thông.

- 07/2013: Khai trương trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City tại Hà Nội. 

- 10/2013: Ra mắt thương hiệu VinKE - Hệ thống trung tâm mua sắm, tư vấn giáo dục, sức khỏe dành riêng cho trẻ em, gia nhập thị trường bán lẻ.

- 11/2013: Ra mắt sản phẩm bất động sản với thương hiệu Vinhomes.

- 1/2015: Thành lập VinDS, công ty chuỗi bán lẻ giày dép (ShoeCenter), đồ thể thao (Sport World), mỹ phẩm và thời trang (Fashion MegaStore).

- 09/2017: Thành lập thương hiệu ô tô đầu tiên tại Việt Nam VINFAST.

Các thương hiệu thuộc sở hữu của Vingroup

 

chiến lược marketing của Vingroup

Tập đoàn VinGroup là tập đoàn đa ngành kinh doanh trên nhiều lĩnh vực với các thương hiệu nổi tiếng như:

- Vinhomes: lĩnh vực bất động sản nhà ở, căn hộ và dịch vụ.

- Vincom Retail: lĩnh vực bất động sản thương mại, văn phòng.

- Vinpearl Land: du lịch nghỉ dưỡng, giải trí.

- Vinmec: dịch vụ y tế.

- Vinschool: Hệ thống giáo dục tư nhân liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông. 

- VinDS: lĩnh vực thời trang.

- Vinpro: trung tâm công nghệ điện máy.

- VinEco: Cung cấp các thực phẩm sạch được sản xuất theo mô hình tiên tiến.

- VinFast: sản xuất xe hơi.

- Vinsmart: sản xuất các thiết bị điện tử

- Vincharm: chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe

- VinKC: bán lẻ ngành hàng trẻ em

- Vintata: hãng phim hoạt hình

Học được gì từ 4 chiến lược Marketing của Vingroup?

1. Câu chuyện truyền cảm hứng: Khởi nghiệp từ mì gói

 

chiến lược marketing của Vingroup

Nhắc tới tỷ phú Phạm Nhật Vượng - người sáng lập tập đoàn Vingroup hiện tại, người ta sẽ nghĩ ngay tới câu chuyện khởi nghiệp từ mì ăn liền. Như đã giới thiệu ở trên, tiền thân của Vingroup chính là Technocom - công ty sản xuất mì ăn liền tại Ukraine. Loại mì mà công ty ông sản xuất ra chính làm mì ăn liền mang tên Mivina. Sản phẩm này nhanh chóng trở thành một trong những loại mặt hàng quen thuộc đối với người dân tại Ukraine. Trong khoảng thời gian đó sản phẩm này được có mặt ở hầu hết các quốc gia lớn như Đức, Ba Lan, Ireland,…

Tuy nhiên vào năm 2000, Ông Phạm Nhật Vượng đã quyết định quay về Việt Nam. Chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản, sau đó phát triển thành tập đoàn kinh doanh đa lĩnh vực như hiện tại. 

2. Lựa chọn phân khúc khách hàng đầu tàu

 

chiến lược marketing của Vingroup

Một trong những điểm tạo nên thành công của Vingroup đó là lựa chọn phân khúc khách hàng phù hợp. Sự phù hợp này được thể hiện như sau: 

Đối với thị trường bất động sản

Tập đoàn Vingroup là doanh nghiệp tiên phong trong việc lựa chọn phân khúc thị trường bất động sản cao cấp bao gồm: Trung tâm thương mại, cao ốc, căn hộ cao cấp. Đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới là những người có thu nhập cao, thường là những doanh nhân thành đạt, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn,...

Đối với lĩnh vực bán lẻ

Hiện tại Vinmart đã không còn thuộc quyền sở hữu của Vingroup. Tuy nhiên từ khi thành lập, hệ thống bán lẻ Vincom, siêu thị Vinmart nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ngành bán lẻ. Thay đổi thói quen của người dân từ việc đi chợ hàng ngày, Vinmart thành công trong việc xây dựng cho khách hàng ý thức sử dụng thực phẩm sạch, an toàn cùng với chất lượng dịch vụ hàng đầu khi mua sắm. 

3. Đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu

 

chiến lược marketing của Vingroup

Triết lý kinh doanh của Vingroup “lấy sản phẩm, khách hàng làm trọng tâm”. Không chỉ Vingroup mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy. Doanh nghiệp của bạn không thể phát triển bền vững nếu bạn kinh doanh một sản phẩm có chất lượng không tốt. Và việc bạn cố gắng dồn hết nguồn lực để marketing cho một sản phẩm “dở tệ” chỉ chiến bạn lãng phí ngân sách mà thôi. Vingroup luôn chú trọng đầu tư vào chất lượng. Nhờ vào chất lượng của các sản phẩm mà Vingroup luôn nhận được sự tin yêu và hài lòng từ những khách hàng.

4. Xây dựng thương hiệu vì cộng đồng

 

chiến lược marketing của Vingroup

Việc định hướng doanh nghiệp là một thương hiệu vì môi trường, vì cộng đồng là hướng đi được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Thông thường những thương hiệu có nhiều hoạt động vì cộng đồng sẽ nhận được sự tin tưởng, đánh giá cao từ dư luận. Trên thực tế, Vingroup đã có rất nhiều hoạt động ý nghĩa với cộng đồng, xã hội như: 

- Vingroup công bố chuyển sang mô hình hoạt động phi lợi nhuận ở tất cả hệ thống của bệnh viện Vinmec và trường học Vinschool.

- Thành lập “Quỹ Thiện Tâm”, tham gia xóa đói giảm nghèo và ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thực hiện khám chữa bệnh cho các trẻ em nghèo.

- VinECo thực hiện chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt” nhằm giúp bà con nông dân tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới để tăng năng suất và sản lượng vào 09/2016.

- Năm 2021 tập đoàn cũng tiến hành mua bốn triệu liều vắc xin phòng chống covid -19 cho bộ y tế để cung cấp cho người dân. 

- …..


Có thể khẳng định rằng, những chiến lược Marketing của Vingroup là “chìa khóa” giúp “ông lớn” này có được thành công và sự phát triển như hiện tại. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp đổ rất nhiều ngân sách cho hoạt động Marketing. Tuy nhiên trên thực tế thì không phải doanh nghiệp nào marketing cũng thành công, không phải chiến lược marketing nào cũng phù hợp. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để phát triển doanh nghiệp của mình nhé!