Bật mí chiến lược marketing của Xanh SM

Xanh SM, dịch vụ xe điện của Vingroup, đã tạo nên tiếng vang lớn trong thị trường Việt Nam ngay từ khi ra mắt. Nhờ chiến lược marketing thông minh và hiệu quả, Xanh SM đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng và khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực xe điện.

Vậy chiến lược marketing của Xanh SM là gì? Bài viết này, A-Connection sẽ bật mí cách Xanh SM chinh phục thị trường Việt Nam một cách ngoạn mục nhờ vào chiến lược thông minh và độc đáo.

Chiến lược Marketing của Xanh SM

Chiến lược Marketing của Xanh SM

Sơ lược về Xanh SM 

Xanh SM là một công ty con thuộc Tập đoàn Vingroup, một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam. Được thành lập với mục tiêu cung cấp dịch vụ gọi xe trực tuyến hiện đại và thân thiện với môi trường, Xanh SM đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và trở thành một cái tên quen thuộc đối với người tiêu dùng.

Xanh SM không chỉ áp dụng mô hình kinh doanh hiện đại như các hãng xe công nghệ mà còn khai thác tối đa những ưu điểm của dịch vụ taxi truyền thống. Người dùng có thể dễ dàng đặt xe qua ứng dụng của họ, tương tự như các ứng dụng của Grab, Be và Gojek. Họ cũng có thể sử dụng dịch vụ tổng đài (1900 2088), đem lại sự thuận tiện tương tự như khi sử dụng các dịch vụ taxi truyền thống.

Xanh SM là hình thức gọi xe trực tuyến

Xanh SM là hình thức gọi xe trực tuyến

Khách hàng mục tiêu của Xanh SM

Trong chiến lược marketing của Xanh SM, nhóm khách hàng mục tiêu chính là sinh viên và nhân viên văn phòng tại các khu vực đô thị phát triển nhanh. Đây là những người trẻ tuổi, năng động, có nhu cầu di chuyển thường xuyên cho công việc, học tập và các hoạt động giải trí. Họ quen thuộc với công nghệ, thường sử dụng các ứng dụng gọi xe trực tuyến và luôn tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ. Xanh SM đặc biệt hấp dẫn nhóm khách hàng này bởi họ có ý thức cao về bảo vệ môi trường và ưa chuộng các dịch vụ xanh, thông minh.

Đối thủ cạnh tranh của Xanh SM

Trong thị trường dịch vụ gọi xe trực tuyến, Xanh SM đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ lớn như Grab và Gojek và Be. Grab, với hệ sinh thái đa dạng và mạng lưới rộng khắp, đã thiết lập vị thế mạnh mẽ tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Gojek, đến từ Indonesia, cũng là một tên tuổi lớn với các dịch vụ đa dạng từ gọi xe đến giao hàng và thanh toán điện tử. Các đối đối thủ này đều có lợi thế về công nghệ tiên tiến, mạng lưới khách hàng rộng lớn và nguồn lực tài chính mạnh mẽ, tạo ra những thách thức không nhỏ cho Xanh SM trong việc duy trì và mở rộng thị phần của mình.

Xanh SM phải đối đầu với những ông lớn (Ảnh: Nguồn internet)

Xanh SM phải đối đầu với những ông lớn (Ảnh: Nguồn internet)

Phân tích mô hình SWOT của Xanh SM

Strengths (Điểm mạnh)

Thương hiệu mạnh mẽ: Xanh SM là một công ty con của Vingroup, một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam, vì thế uy tín và độ tin cậy của thương hiệu cũng được tặng cao.

Dịch vụ thân thiện với môi trường: Sử dụng các loại xe điện và phương tiện tiết kiệm nhiên liệu, Xanh SM đáp ứng xu hướng ngày càng tăng về tiêu dùng bền vững và bảo vệ môi trường.

Công nghệ tiên tiến: Ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc đặt xe, thanh toán và theo dõi hành trình, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Chất lượng dịch vụ cao: Đội ngũ tài xế được đào tạo chuyên nghiệp, tạo sự hài lòng và tin tưởng cho khách hàng.

Weaknesses (Điểm yếu)

Thị phần còn hạn chế: Dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, Xanh SM vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ lớn như Grab và Gojek, làm hạn chế khả năng mở rộng thị phần.

Phụ thuộc vào công nghệ: Sự cố kỹ thuật hoặc lỗi phần mềm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm của khách hàng và làm giảm sự tin tưởng vào dịch vụ.

Chi phí đầu tư cao: Việc duy trì và phát triển đội xe điện đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, có thể tạo áp lực tài chính đối với công ty.

Opportunities (Cơ hội)

Xu hướng tiêu dùng xanh: Sự gia tăng nhận thức về bảo vệ môi trường và tiêu dùng bền vững mở ra cơ hội lớn cho Xanh SM phát triển dịch vụ.

Phát triển công nghệ: Tiếp tục đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ giúp Xanh SM cải thiện trải nghiệm khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Thị trường tiềm năng: Nhu cầu di chuyển tại các thành phố lớn và đô thị phát triển nhanh luôn cao, đây là cơ hộp cho Xanh SM tạo đà phát triển.

Threats (Thách thức)

Cạnh tranh gay gắt: Các đối thủ lớn có nguồn lực mạnh mẽ và mạng lưới khách hàng rộng lớn, tạo ra thách thức không nhỏ cho Xanh SM.

Thay đổi chính sách: Các quy định và chính sách mới của chính phủ về giao thông và môi trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động kho nhỏ.

Rủi ro công nghệ: Các cuộc tấn công mạng hoặc sự cố kỹ thuật có thể gây gián đoạn dịch vụ và ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

Phân tích SWOT cho thấy Xanh SM có nhiều điểm mạnh và cơ hội để phát triển, đặc biệt trong xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững. Tuy nhiên, công ty cũng phải đối mặt với những điểm yếu và thách thức từ cạnh tranh và rủi ro công nghệ. Việc tận dụng điểm mạnh và cơ hội, cùng với chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả, sẽ giúp Xanh SM tiếp tục phát triển và củng cố vị thế trên thị trường.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân khác biệt?

Phân tích chiến lược marketing của Xanh SM

Chiến lược sản phẩm( Product)

Xanh SM tập trung vào việc đa dạng hóa các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các sản phẩm chính bao gồm:

- Dịch vụ đặt xe điện.

- Cho thuê ô tô và xe máy điện.

- Dịch vụ Xanh SM Bike – chở khách bằng xe máy.

- Dịch vụ ô tô đưa đón tại các sân bay.

Chiến lược marketing của Xanh SM đặt trọng tâm vào việc phát triển hình ảnh thân thiện và gắn bó với môi trường. Đồng thời, Xanh SM còn chú trọng đến việc nhấn mạnh chất lượng cao của sản phẩm và dịch vụ qua các yếu tố nổi bật:

- Sử dụng 100% xe điện: Xanh SM đi đầu trong việc bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng hoàn toàn xe điện, giảm thiểu khí thải giao thông. Điều này thu hút sự yêu thích của người tiêu dùng, những người ủng hộ lối sống xanh và bền vững.

- Đội ngũ tài xế chuyên nghiệp: Xanh SM đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ tài xế chuyên nghiệp, tận tâm và chu đáo. Những tài xế của Xanh SM luôn để lại ấn tượng tốt với khách hàng qua các hành động nhỏ như mở cửa xe, che ô khi trời mưa,...

Dịch vụ tiện ích: Để mang đến trải nghiệm di chuyển tiện lợi và thoải mái nhất như cung cấp chăn mỏng, gối ngủ, wifi miễn phí, nước uống, và dịch vụ giữ đồ hộ.

Tiện ích trong quy trình đặt xe và thanh toán: Xanh SM cho phép đặt xe linh hoạt qua ứng dụng hoặc gọi trực tiếp qua tổng đài, cùng với các phương thức thanh toán đa dạng và hệ thống vận hành thông minh.

Chiến lược này giúp Xanh SM tạo nên một thương hiệu mạnh, thân thiện với môi trường và khách hàng, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng và vượt qua sự mong đợi của người tiêu dùng.

Xanh SM được xây dựng theo hình tượng thân thiện với khách hàng

Xanh SM được xây dựng theo hình tượng thân thiện với khách hàng

Chiến lược về giá(Price)

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên vị thế vững chắc của Xanh SM trong chiến lược marketing chính là sự ổn định về giá cước. Không giống như các hãng taxi và xe ôm truyền thống, đối với chiến lược về giá của Xanh SM không bị ảnh hưởng bởi biến động giá xăng dầu. Từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, nhiều hãng lớn như taxi Mai Linh và Grab đã phải điều chỉnh giá cước do chi phí xăng dầu tăng cao, với mức tăng dao động từ 500 đồng đến 2.000 đồng/km. Ngoài ra, Xanh SM cũng không áp dụng phụ phí do các yếu tố bên ngoài như tắc đường hay mưa lớn, điều mà các hãng xe công nghệ khác thường làm.

Bản giá dịch vụ của Xanh SM

Bản giá dịch vụ của Xanh SM

Chiến lược phân phối (Place) 

Chiến lược phân phối của Xanh SM được thực hiện một cách chiến lược và tận dụng hiệu quả tài nguyên có sẵn. Xanh SM hiện tập trung mở rộng phân phối tại các khu vực đô thị có mật độ dân cư cao và các thành phố du lịch lớn, do hoạt động vận hành phương tiện của họ phụ thuộc nhiều vào hạ tầng trạm sạc.Trong tương lai gần, Xanh SM dự kiến ​​ra mắt tại 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam và tiến tới mở rộng phân phối trên toàn quốc.

Điểm đặc biệt trong chiến lược marketing của Xanh SM là việc hợp tác với đơn vị gọi xe trực tuyến nổi tiếng Be Group, mở rộng khả năng tiếp cận đến với nhiều khách hàng hơn.

Chiến lược xúc tiến (Promotion)

Chiến lược truyền thông của xanh sm tập trung vào bốn nhóm hoạt động chính để nâng cao nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng:

Quan hệ công chúng: Xanh SM tận dụng lợi thế về "công nghệ xanh - thông minh" thông qua nhiều hoạt động báo chí, tổ chức sự kiện, hợp tác với đối thủ và đối tác tài chính, và giao lưu với đội ngũ tài xế. Những hoạt động này giúp xây dựng mạng lưới xúc tiến kinh doanh mạnh mẽ và hình ảnh thương hiệu thân thiện với khách hàng.

Quảng cáo đại chúng: Tại thời điểm ra mắt, chiến lược quảng cáo của Xanh SM đã phủ sóng rộng khắp trên các đường phố lớn và các nền tảng mạng xã hội, trang báo điện tử uy tín, tạo sự chú ý và thu hút đông đảo người dùng.

Marketing trực tiếp tại hệ sinh thái VinGroup: Xanh SM nhắm đến các khách hàng sẵn có của VinGroup tại các điểm siêu thị Vincom, Vinschool, Vinhomes, nhằm khuyến khích họ trải nghiệm dịch vụ và tạo cơ hội thảo luận về chất lượng dịch vụ.

Khuyến mãi: Xanh SM liên tục triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, bao gồm nhiều voucher giảm giá và chương trình giới thiệu Xanh SM Referral, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.

Chiến lược marketing của Xanh SM là một bài học quý giá về cách tận dụng thương hiệu mạnh, công nghệ tiên tiến và sự tập trung vào nhu cầu khách hàng để tạo nên sự thành công vượt trội. Từ việc xác định đúng khách hàng mục tiêu, xây dựng một hình ảnh thương hiệu thân thiện với môi trường, đến việc cung cấp các dịch vụ đa dạng và chất lượng, Xanh SM đã và đang khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực xe điện tại Việt Nam. Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố trong chiến lược marketing đã giúp Xanh SM không chỉ vượt qua các thách thức từ đối thủ cạnh tranh mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Với những bước đi vững chắc và sáng tạo, Xanh SM hứa hẹn sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công và đóng góp tích cực vào xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững tại Việt Nam.